Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty lương thực thanh nghệ tĩnh (Trang 35)

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Giá cả gạo của Công ty thấp hơn so với thế giới, nguyên nhân là do chúng ta chưa có loại gạo chất lượng cao như của Ấn Độ, hay Thái Lan. Ngoài ra, quá trình thu hoạch, phơi, bảo quản gạo còn mang tính chất thủ công và thô sơ, quá trình chế biến không bảo đảm dẫn đến việc gạo kém chất lượng.

2.3.4.2 Nguyên nhân khách quan

- Do sức ép cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác trong nước, nguồn cung của chúng ta tương đối dồi dào, các doanh nghiệp Việt Nam thì tranh nhau xuất khẩu chưa có tính thống nhất và chưa có một hiệp hội đứng ra điều hành và quản lý giá xuất khẩu cũng như chất lượng gạo xuất khẩu, làm cho nhiều doanh nghiệp tự tung tự tác xuất khẩu nhằm thu được lợi nhuận trước mắt

- Uy tín gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế là chưa cao, do Việt Nam chưa tạo dựng được các uy tín về chất lượng xuất khẩu gạo cũng như những đánh giá chất lượng gạo xuất khẩu còn nhiều hạn chế dẫn đến việc các

đối tác thường cho rằng gạo Việt Nam kém chất lượng hơn gạo các nước khác.

Qua các phân tích trên có thể thấy hiệu quả xuất khẩu của Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh tương đối cao, Công ty đã tìm được các bạn hàng thích hợp và luôn bán giá gạo ở mức cao hơn so với thị trường trong nước từ 3 – 5 USD/ tấn. Đạt được kết quả đó một phần là do Công ty đã biết tận dụng thế mạnh quan hệ và tìm đầu mối xuất khẩu cũng như nguồn cung trong nước là bạn hàng làm ăn lâu dài và uy tín của các đối tác trong nước. Tuy nhiên, từ những số liệu phân tích trên ta thấy rằng có những năm số lượng xuất khẩu gạo là bằng nhau nhưng lợi nhuận khác nhau và chi phí cũng khác nhau, nguyên nhân là do giá cả đầu ra đầu vào không do công ty quyết định mà là do quá trình đàm phán với hai đối tác bạn hàng nhập khẩu, bạn hàng trong nước thu gom gạo. Vì vậy giá cả biến động theo các năm và theo quá trình đàm phán của công ty Minh Hà với các đối tác này.

Tuy nhiên có thể thấy rằng trong những năm gần đây Công ty luôn giữ mức xuất khẩu ổn định là 50.000 tấn cho một đối tác duy nhất ở Công Gô, và sản lượng xuất khẩu sẽ trở về 0 nếu như đối tác này không còn hợp tác với Công ty nữa. Vì vậy đây sẽ là mối lo trong tương lai cuả công ty trong quá trình tìm kiếm các bạn hàng mới và mở rộng quan hệ xuất khẩu vì mặt hàng gạo là chủ lực và chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của Công ty, khi mà nguồn thu này mất đi sẽ làm thất thu một phần đáng kể doanh thu

2.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, những mặt làm được và chưa làm được của Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.

2.3.1. Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường thị trườngxuất khẩu. xuất khẩu.

Trong hoạt động xuất khẩu vấn đề nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Giai đoạn hiện nay cũng như những năm tới, Công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về nghiên cứu thị trường mục tiêu, nắm được các thông tin thiết yếu về thị trường như: xu hướng thị trường, nhu cầu và tình hình cung cấp, khả năng tiêu thụ...

Các thị trường chủ yếu mà Công ty cần tập trung vào trong những năm tới:

- Thị trường ASEAN: là thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và đối với Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh nói riêng. Khi thâm nhập vào thị trường này chúng ta sẽ khai thác được lợi thế về giá nhân công, vị trí địa lý, kể cả ưu thế nằm gần trung tâm chu chuyển hàng hóa thế giới Singapore và đặc biệt sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan trong thời gian tới. Tuy nhiên tham gia vào thị trường này, Công ty cũng gặp phải một khó khăn rất lớn là tham gia vào cuộc cạnh tranh với cường quốc xuất khẩu gạo Thái Lan.

- Thị trường Trung Đông: Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Khả năng tiêu thụ gạo ở đây rất lớn, những tiêu chuẩn chất lượng không khắt khe. Điều này làm cho gạo của Công ty có sức cạnh tranh hơn vì giá rẻ. Hơn nữa hầu hết các hợp đồng xuất khẩu gạo của Công ty vào thị trường này đều theo giá CIF. Chính vì vậy, Công ty cần phải mạnh dạn hơn nữa khi xâm nhập vào thị trường này, tránh tình trạng xuất khẩu qua các trung gian.

- Đối với thị trường Trung Quốc: Với tiềm lực kinh tế lớn, tính theo GDP hiện Trung Quốc đứngthứ 6 trên thế giới và là thị trường rộng lớn với trên 1 tỷ dân. Trung Quốc cũng là một nước sản xuất lúa gạo đứng đầu thế giới và có sự đồng nhất về mùa vụ với Việt Nam. Giá cả của thị trường này hay biến động thất thường, phương thức giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng, uy tín bạn hàng chưa đảm bảo. Vì vậy, phương châm kinh doanh ở thị trường này nên thực hiện theo kiểu cuốn gói, trong đó cần thận trọng nhất ở khâu thanh toán.

- Thị trường EU: Đặc điểm của thị trường này là yêu cầu chất lượng cao, phong cách và tâm lý hoạt động kinh doanh khác rất nhiều so với ASEAN. Trong những năm qua gạo của Công ty chưa thâm nhập vào thị trường này. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là Công ty cần phải kiên trì tiếp cận trực tiếp thị trường, đảm bảo uy tín về chất lượng theo đúng yêu cầu đặt ra.

- Thị trường Châu Phi và Mỹ Latinh: Các nước trong khu vực này như: Braxin, Achentina, Agiênia... được coi là thị trường mục tiêu của Công ty.

2.3.2. Tổ chức tốt mạng lưới thu mua, tạo nguồn hàng cho xuấtkhẩu. khẩu.

Trong kinh doanh xuất khẩu vấn đề thu gom, tạo nguồn hàng ổn định là hết sức quan trọng. Khác với những sản phẩm công nghiệp, đối với gạo việc sản xuất diễn ra trên diện tích rộng, mang tính chất thời vụ và với khối lượng lớn. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu Công ty cần phải:

- Tổ chức tốt mạng lưới thu mua hàng xuất khẩu tránh tình trạng thu mua qua trung gian vừa làm tăng giá mà khó kiểm soát được chất lượng. Đồng thời dễ gây mất ổn định nguồn đầu vào của Công ty.

- Các đầu mối thu mua phải được thiết lập ngay tại vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng của các cơ sở chế biến xay xát gạo, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Có như vậy mới giảm được giá thành thu mua, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Cần củng cố mối quan hệ bạn hàng sẵn có trước đây với các đại lý, cơ sở chế biến , đồng thời tăng cường mở rộng thị trường thu mua của Công ty với các vùng nguyên liệu khác.

- Công ty có thể nghiên cứu phương án kết nghĩa hoặc liên doanh với các cơ sở chế biến để có một nguồn hàng ổn định. Tuy nhiên để đảm bảo cho nguồn hàng ổn định này thì Công ty phải có một đầu ra tương đối ổn định. Hai việc này cần tiến hành song song để hỗ trợ cho nhau và là điều kiện để mặt kia phát triển.

Đồng thời, trong khâu thu mua Công ty cần phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm nghiêm túc bởi đó là yếu tố quyết định đến chất lượng gaọ xuất khẩu.

2.3.3. Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm

Gạo là một mặt hàng chịu sự ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Vì vậy, chế biến xuất khẩu gạo là một công đoạn rất cần thiết, nó giúp các nhà xuất khẩu tăng thêm giá trị hàng hoá, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

Gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh từ trước đến nay đều thuê ngoài gia công chế biến. Thông qua hợp đồng kí kết với các đối tác nước ngoài, Công ty xác định được số lượng, chất lượng mà từ đó tổ chức thu gom hàng hóa và thuê gia công chế biến. Việc thuê ngoài chế biến làm nảy sinh một số vấn đề sau:

- Chất lượng hàng hóa không đồng đều, không ổn định. Vấn đề rất dễ nảy sinh khi thuê nhiều đơn vị chế biến mà mỗi đơn vị lại có một công nghệ khác nhau. Đây là bất lợi rất lớn, dễ mất uy tín làm ăn của Công ty với các đối tác nước ngoài

- Chi phí tăng làm cho giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Khi thuê ngoài gia công chế biến, tất nhiên Công ty phải trả chi phí. Điều này làm tăng chi phí đầu vào và tăng giá thành sản phẩm.

Chính vì vậy, Công ty nên nghiên cứu, khảo sát, đầu tư để xây dựng nhà máy xay sát, đánh bóng, phân loại gạo, đóng gói sản phẩm... gần địa điểm

thu mua nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người lao động. Mặt khác, Công ty cần hỗ trợ nguồn vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật cho các đơn vị thành viên hoặc đại lý thu mua trong công tác chế biến bảo quản.

2.3.4. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin và các nghiệp vụ xuất khẩu khác.

Thông tin có vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế. Nó giúp cho các nhà quản lý có những quyết định tối ưu để điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong công tác nghiên cứu mở rộng thị trường thì thông tin có vai trò vô cùng quan trọng, khả năng thu thập và chiếm giữ thông tin tạo nên một chỗ đứng vững chắc của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là một thứ tài sản vô hình mà không phải bất cứ một công ty nào cũng có được. Do đó. Công ty cần phải có những thông tin chính xác về các tình hình sau:

- Thị trường có triển vọng nhất đối với xuất khẩu gạo cùng với các điều kiện về số lượng, chất lượng, giá cả...(cắt bớt những thị trường kém hấp dẫn để tìm thị trường mục tiêu).

- Tình hình cạnh tranh giữa các đối tác hiện tại và tương lai

- Tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư áp dụng công nghệ mới cũng như trình độ quản lý các phương thức, điều kiện mua bán, chiến lược kinh doanh của bạn hàng.

- Biến động chính trị, kinh tế xã hội của các nước có ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận động của thị trường (cung cầu và giá cả mà Công ty quan tâm)

- Chính sách thuế, hải quan, chế độ quản lý ngoại thương của thị trường...

Những thông tin này giúp cho Công ty có thể xác lập được chiến lược kinh doanh, lựa chọn đối tác và thị trường thích hợp cho việc xuất khẩu gạo của mình.

Để có được thông tin thị trường Công ty nên đào tạo một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có khả năng chọn lọc thông tin qua: các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty hàng tháng, quý, năm, báo cáo của các cơ quan quản lý cấp trên, các tài liệu chuyên nghành, tạp chí (tạp chí ngoại thương, thị trường giá cả...), các thông tin qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, trên Internet hoặc các thông tin từ các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước. Ngoài ra Công ty có thể cử cán bộ đi nước ngoài để thực tế khảo sát, thu thập thông tin. Tuy nhiên chi phí của công tác này khá lớn nên Công ty cần xem xét, cân nhắc để đạt được hiệu quả cao nhất.

Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh là một trong những số ít đơn vị xuất khẩu chủ yếu theo giá CIF. Đây là một lợi thế rất lớn của Công ty vì Công ty giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, là trách nhiệm của Công ty cũng nặng nề hơn. Vì vậy, Công ty cần chú trọng quan tâm đến nghiệp vụ “uỷ thác thuê tàu” và “mua bảo hiểm”.

Việc ký kết hợp đồng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là qua fax. Hình thức này có ưu điểm là nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Nhược điểm của hình thức này là hai bên không hiểu hết được nhau. Trong thời gian tới Công ty cần tăng cường ký kết các hợp đồng theo hình thức đàm phán trực tiếp nhằm tránh rủi ro trong khâu kí kết hợp đồng. Mặt khác trong điều kiện vốn chưa nhiều, lãi suất ngân hàng còn nhiều biến động, nguồn hàng xuất khẩu lại hạn chế, Công ty cũng nên đẩy mạnh phương thức xuất khẩu uỷ thác. Hình thức xuất khẩu này lợi nhuận thường không lớn nhưng tính an toàn cao và tránh được những rủi ro không đáng có.

Hơn nữa, trong nghiệp vụ thanh toán của Công ty mới chỉ có một phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Phương thức này đảm bảo chắc chắn cho việc thu tiền hàng xuất khẩu của Công ty nhờ L/C. Tuy nhiên trong trường hợp hai bên có quan hệ lâu dài, tin cậy lẫn nhau thì áp dụng phương thức này lại là cứng nhắc, mất nhiều thời gian và tốn thêm một khoản chi phí khi mở L/C. Vì vậy với những khách hàng truyền thống và đã có sự tin cậy lớn thì Công ty nên có một số phương thức thanh toán khác hợp lý hơn, chẳng hạn như phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/P (Documetary Against Payment) hay D/A (Documetary Against Acceptance).

2.3.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và khuyến khích lợi ích vật chất,tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lý vĩ mô của Nhà nước thì việc nghiên cứu thị trýờng và các chính sách Marketing là một việc làm mang tính quy luật của các doanh nghiệp sản xuất cũng nhý các doanh nghiệp thýõng mại. Ðể theo kịp và hòa nhập với quy luật này Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh cần cho ra đời một phòng nghiệp vụ Marketing chuyên nghiệp phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình.

Chức năng của phòng Marketing :

- Điều tra nghiên cứu thăm dò mọi mặt của thị trường.

- Chỉ ra các nhu cầu trên thị trường, phân đoạn và lựa chọn đoạn thị trường một cách chính xác và khả thi.

- Đưa ra các biện pháp chính sách như: sản phẩm, giá cả,... để thâm nhập và khai thác thị trường.

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động kinh doanh và hoạt động xuất khẩu.

- Thu hồi và phân tích thông tin phản hồi.

Trong hoạt động kinh doanh, Công ty có thể sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, khuyến khích lợi ích vật chất đối với cá nhân, nhóm cán bộ có thành tích cao trong kinh doanh. Đồng thời Công ty cũng phải gắn trách nhiệm vật chất đối với những cá nhân phạm vào các nguyên tắc làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty.

Có thể có các hình thức khuyến khích sau:

- Thưởng % theo doanh số bán hàng xuất khẩu một cách thoả đáng. - Trích một phần giá trị cho nhóm, cá nhân đã làm tăng thêm doanh thu.

- Khoán chi phí kinh doanh đối với từng phương án kinh doanh cho cá nhân, nhóm thực hiện.

Mặt khác, do kinh doanh trong môi trường quốc tế thường xuyên biến động nên đòi hỏi các cán bộ kinh doanh phải năng động sáng tạo, có khả năng dự báo, ứng phó với những biến động đó, có khả năng nắm bắt nhanh những

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty lương thực thanh nghệ tĩnh (Trang 35)

w