Một số kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty lương thực thanh nghệ tĩnh (Trang 43 - 50)

- Phát triển vùng lúa phẩm chất gạo cao

Tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta đã và đang phát triển theo chiều hướng tốt, tiềm năng còn lớn nhưng mới chỉ phát triển theo bề rộng nay cần phải điều chỉnh theo chiều sâu cho phù hợp với chính sách sản xuất kinh doanh lúa gạo hướng về xuất khẩu.

Để vùng lúa phẩm chất cao hình thành và phát huy tác dụng, cần áp dụng nhiều biện pháp trong đó một bên là tác động của chủ trương chính sách, một bên là tác động của các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong các tiến bộ khoa học, hai yếu tố quan trọng nhất phục vụ vùng lúa phẩm chất gạo cao là giống lúa, đi liền với vùng sản xuất tập trung và công nghệ sau thu hoạch lúa.

Ở các Tỉnh miền Trung, hiện đang sử dụng khoảng 50 giống lúa cao sản ngắn ngày, trong đó 20 giống được trồng nhiều và đã có khoảng 10 giống lúa phẩm chất gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: loại gạo hạt dài, trong, không bạc bụng. Các giống này đang chiếm khoảng 40% diện tích gieo trồng ngắn ngày ở đây. Để đảm bảo đủ giống lúa tốt Nhà nước cần phải tập trung nỗ lực lựa chọn, lai tạo, nhân giống mới chất lượng cao để đảm bảo cung ứng đầy đủ cho các vùng sản xuất này. Đây là công tác trọng tâm để giải quyết nâng cao năng suất lúa nói chung và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng xuất khẩu. Bên cạnh đó là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: phát triển thuỷ lợi, khai hoang, phục hóa tăng diện tích canh tác, cung cấp điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông nông thôn. Đồng thời, Nhà nước cũng cần xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất bằng các biện pháp như giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, khuyến khích hình thành các trang trại, tiểu điền cho sản xuất xuất khẩu...

Vấn đề trong khâu xử lý sau thu hoạch, đặc biệt là sấy lúa khô nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu và giảm tổn thất của mặt hàng. Việc phơi lúa thủ công hiện nay thường làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất gạo (tăng số hạt gạo gãy khi xay xát, hạt bị ẩm ướt do mưa, lẫn sạn...). Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy, nếu dùng loại máy sấy đạt tiêu chuẩn chất lượng, dù ở vụ nào, sấy vẫn tốt hơn phơi. Ngoài ra, lúa sấy làm giống tốt hơn phơi, điều này mở ra giải pháp trong sử dụng lúa hè thu (sấy) để làm giống cho vụ đông xuân kế tiếp. Năm 2010, ước lượng có khoảng 734 máy sấy lúa ở miền Trung, trong đó riêng tỉnh Nghệ An có trên 257 máy, đáp ứng 46% nhu cầu sấy lúa hè thu

của Tỉnh. Trong thời gian tới Nhà nước cần có những biện pháp đầu tư, phát triển hơn nữa mạng lưới các máy sấy cho các vùng sản xuất lúa. Đồng thời cũng cần có các biện pháp bảo quản nấm mốc, hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu nước ta nhất là trong mùa mưa lũ.

- Tổ chức lại khâu lưu thông trên thị trường

Việc tổ chức tốt quá trình lưu thông phân phối gạo trên thị trường nội địa có ý nghĩa rất quan trọng vì thông qua nó Công ty sẽ giải quyết ổn định được nguồn cung ứng gạo cho nhu cầu xuất khẩu.

Hiện nay mạng lưới lưu thông lương thực chịu sự chi phối của thành phần tư nhân quá lớn, thường xuyên gây ra cảnh chèn ép giá dây chuyền. Đây chính là gốc phát sinh ra nhiều tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, đầu cơ, buôn lậu... . Ngược lại, các doanh nghiệp quốc doanh tổ chức thu mua lúa gạo rất ít, chủ yếu mua gạo nguyên liệu hoặc mua gạo thành phẩm từ các vựa chợ đầu mối. Do vậy, Nhà nước cần điều chỉnh lưu thông hàng hóa bằng cách yêu cầu các địa phương tổ chức mua lúa gạo dự trữ từ các cơ sở xay xát nhỏ chuyển về các lau gạo tập trung phục vụ xuất khẩu. Từ đó, sẽ tăng cường hơn vai trò của thành phần quốc doanh, giảm hẳn sự chi phối thị trường của các chủ tư thương vừa và nhỏ.

- Hỗ trợ, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới

Việc nghiên cứu tìm ra thị trường để từ đó xâm nhập mở rộng thị trường là một việc quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành. Ở các nước phát triển do có khả năng về tài chính nên hoạt động điều tra nghiên cứu này thường do các doanh nghiệp tự bỏ vốn, sức lao động ra tiến hành hoặc thuê nghiên cứu từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trường.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ nên việc bỏ vốn ra đầu tư nghiên cứu thị trường mới là quá tốn kém nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Do đó, trong giai đoạn hiện nay để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhà nước mà đại diện là Bộ Thương Mại cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở khâu điều tra, nghiên cứu khả năng thị trường mới thông qua tham tán thương mại tại thị trường đó.

Đồng thời, Nhà nước cần xúc tiến thành lập và mở rộng các tổ chức thương mại thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ khuyến khích xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, trao đổi thông tin khoa học công nghệ... có khả năng nắm bắt và đưa ra những thông tin dự báo chính xác, kịp thời, đầy đủ về diễn biến cung cầu, giá cả... làm cơ sở cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như Công ty xây dựng chiến lược kinh doanh, chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và hoạt động xuất khẩu.

- Cải tiến cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu gạo

Cải tiến phương thức quản lý đầu mối và hạn ngạch xuất khẩu

Đây là một vấn đề then chốt trong cơ chế quản lý xuất khẩu gạo. Nó quyết định đến hình thức tổ chức và quy mô của bộ máy xuất khẩu gạo. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng số lượng gạo xuất khẩu cũng như thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Chính phủ đang áp dụng cơ chế quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch với khoảng 51 đơn vị đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp trong cả nước và các doanh nghiệp ngoài đầu mối khi tìm kiếm được khách hàng, thị trường mới phải thông qua Bộ Thương mại xem xét và trình Chính phủ quyết định. Chính điều này làm cho các doanh nghiệp hay bị động trong việc giao dịch xuất khẩu. Chính vì vậy đòi hỏi Chính Phủ phải nâng cao năng lực điều hành, nhất là phải đảm bảo việc phân bổ hạn ngạch sát thực tế hơn.

Việc ổn định đầu mối xuất khẩu trực tiếp có tác dụng rất quan trọng trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc xây dựng và mở rộng thị trường trong nước và trên thế giới. Nhà nước không nên xáo trộn nhiều về đầu mối xuất khẩu mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn quy định về đầu mối như: có cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng gắn liền với vùng sản xuất, là hội viên Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam, có thị trường khách hàng tương đối ổn định... để xác định lại đầu mối xuất khẩu cho phù hợp. Có như vậy mới gắn kinh doanh phục vụ sản xuất lương thực.

- Về điều hành xuất khẩu

Công bố giá sàn mua lúa ngay từ đầu vụ, một mặt vừa giúp cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất và cất trữ chờ cơ hội giá có lợi nhất, mặt khác làm tín hiệu cho các ngành, các doanh nghiệp tham gia điều hành thị trường nhằm giữ cho giá lúa gạo ở mức hợp lý. Đồng thời Chính phủ sớm xem xét thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu lương thực để can thiệp vào thị trường khi cần thiết, kiện toàn tổ chức giao dịch xuất khẩu gạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người xuất lúa, lập lại trật tự mua bán ở thị trường trong và ngoài nước, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của xuất khẩu gạo.

Việc chỉ định doanh nghiệp đại điện giao dịch ký hợp đồng theo hiệp định Chính phủ và tham gia đấu thầu là cần thiết vì các hợp đồng theo hiệp định Chính phủ thường được giá cao, khối lượng lớn giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa và có cơ sở để đấu tranh giá cả với các khách hàng khác. Trong thời gian ký hợp đồng đấu thầu hoặc dự thầu, các doanh nghiệp khác không được chào bán gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào các thị trường trên.

Để thực hiện dân chủ, công khai, tạo sự đoàn kết nhất trí giữa các hội viên, trước khi giao dịch ký kết hợp đồng hoặc dự thầu, doanh nghiệp được làm đại diện phải thống nhất với Tổ Điều hành xuất khẩu gạo và Ban chấp hành hiệp hội về giá chào bán, khối lượng và thời hạn giao hàng.

Khi ký được hợp đồng doanh nghiệp phải lập kế hoạch phân chia thực hiện và lịch giao hàng cho từng giai đoạn cụ thể thông qua Ban chấp hành Hiệp hội và Tổ Điều hành.

- Cải tiến thủ tục hành chính, nâng cao các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

Các cơ quan quản lý không nên can thiệp sâu vào nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần có văn bản phân bổ của các cấp, các ngành có liên quan.

Nhà nước cần nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo như thành lập quỹ bảo hiểm có thể can thiệp hiệu quả khi thị trường đột biến và trợ giúp sản xuất trong những trường hợp đặc biệt khó khăn.

Xây dựng chính sách tín dụng thích hợp như đơn giản hóa các thủ tục cho vay, bảo lãnh tín dụng, cấp tín dụng bổ xung, hỗ trợ lãi suất tín dụng đối với các trường hợp cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có cơ hội chủ động điều tiết sản phẩm của mình khi có lợi nhất, đồng thời nắm giữ các thị trường cũ, thâm nhập vào các thị trường mới một cách dễ dàng.

Ban hành đầy đủ quy chế về xuất khẩu tiểu ngạch để giảm thiểu tình trạng này. Đồng thời tăng cường kiểm soát chống buôn lậu qua biên giới, kiên quyết xử lý nặng các trường hợp vi phạm để hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu.

Tăng cường tìm kiếm cơ hội xuất khẩu gạo ổn định dài hạn với điều kiện giá cả thuận lợi thông qua việc kí kết các hiệp định, hợp đồng trao đổi hàng hóa liên Chính phủ.

KẾT LUẬN

Bước vào thế kỷ 21, chúng ta là thành viên của ASEAN, APEC, WTO... Các doanh nghiệp của Việt Nam càng có nhiều việc để làm để có thể tồn tại, bởi một doanh nghiệp kém linh động sẽ bị loại khỏi thương trường, Nhà nước sẽ không thể làm được gì để có thể cứu vãn được nó. Do vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cũng như Nhà nước cần có một chiến lược phát triển đúng đắn để chúng ta có thể tham gia vào các tổ chức kinh tế trên một cách có lợi nhất.

Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh là một doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu gạo một mặt hàng được xác định là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, tạo điều kiện thúc đẩy Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, với nỗ lực của toàn Công ty và sự quản lý đúng đắn của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô thì Công ty sẽ phát triển hơn nữa.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty, là điều không thể tránh khỏi của bất kỳ một doanh nghiệp nào, chứ không chỉ riêng đối với Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh. Điều quan trọng ở đây là Công ty đã không ngừng củng cố, khắc phục yếu điểm để đương đầu với những thách thức trong nền kinh tế hiện nay.

Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua tuy không mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng đã giúp Công ty rút ra được những bài học kinh nghiệm trong đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2011 sẽ là năm hứa hẹn những thành công tốt đẹp sau khi Công ty đã hoàn tất các thủ tục chuyển đổi thành công ty cổ phần với một chu kỳ mới của nền kinh

Qua việc nghiên cứu đề tài này, ta thấy có rất nhiều tồn tại vướng mắc xoay quanh vấn đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh nói riêng. Nhưng điều quan trọng chúng ta rút ra được những bài học gì để từ đó đưa ra được những biện pháp khắc phục.

Do thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn ít ỏi cộng với trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô bác ở Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Ngô Kim Thanh – PGS.TS. Lê văn Tâm (2009), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. PGS.TS. Ngô Kim Thanh – PGS.TS. Lê văn Tâm (2006), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

3. Ths. Nguyễn Vâm Điềm & Ts Nguyễn Ngọc Quân(2006), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

4. Viện Nghiên cứu thương mại (2010), Báo cáo nghiên cứu thị trường gạo, Hà Nội.

5. Vũ Trọng (2010), “Báo cáo thường niên về giá gạo xuất khẩu của Việt Nam” Tạp chí Kinh tế Thương mại, Số (3).

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Tuần Ngày/tháng Nội dung công việc

1

21/2/2011 Đến Công ty liên hệ thực tập và nạp giấy giới thiệu 22/2-27/2/2011 Đến Công ty tham quan, tìm hiểu về lịch sử hình thành,

phát triển và một số hoạt động kinh doanh của Công ty 2

28/2/2011 Chọn đề tài và nộp tên đề tài cho nhóm trưởng 1/3-4/3/2011 Đến Công ty tìm hiểu về cơ cấu tổ chức quản lý và đặc

điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 3

5/3-10/3/2011 Ở nhà hoàn thiện phần tổng quan về Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh

11- 14/3/2011 Đến Công ty tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu gạo tạiCông ty 4 15/3-18/3/2011

Đến Công ty thu thập và xử lý số liệu, các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2007-2010 19-22/3/2011 Ở nhà làm phần thực trạng xuất khẩu gạo của Công ty 5 23-27/3/2011

Từ những kiến thức đã thu thập được đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề ra những giải pháp nhằm đẩy

mạnh hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty

6 28/3-1/4/2011 Viết báo cáo thực tập

7 4/4-8/4/2011 Hoàn thiện bài báo cáo thực tập dưới sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn

8 11/4-18/4/2011 Hoàn thiện và nộp báo cáo thực tập

Vinh, ngày 14 tháng 4 năm 2011

Xác nhận của đơn vị thực tập Sinh viên thực tập Giám Đốc

Ngô Minh Thắng

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Giám Đốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty lương thực thanh nghệ tĩnh (Trang 43 - 50)