II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
b. Xây đi đôi với chống
Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên tắc xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạo đức mới, thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng;
xây tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người. Theo Hồ Chí Minh, “Không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay”5. Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, lấy xây làm chính.
Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người, để mọi người tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình, như Hồ Chí Minh đã nói, cảm nhận thấy sâu sắc sự trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “sung sướng và vẻ vang nhất trên đời”. Tiếp nhận sự giáo
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.16. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.672. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.672. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.663. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.663. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.314.
137
dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơn.
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức mới phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Hồ Chí Minh quan niệm, “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”1. Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người và mỗi tổ chức, trước hết là đối với đảng viên, cán bộ.
Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen và tập tục lạc hậu, phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là một cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài, gian khổ, sâu sắc giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Muốn giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức;phải chú trọng kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật.
Xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên và hàng triệu, hàng triệu con người, trước tiênphải chăm lo bồi dưỡng những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới
ngaytừ tronggia đình, đến nhà trường và xã hội; chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Trong bài Chống quan liêu, tham ô, lãng phí (1952),Hồ Chí Minhchỉ rõ: “Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần kiệm liêm chính”2. Nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn là chủ nghĩa cá nhân. Trong bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969), Người viết: “do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm… Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”3.Tuy nhiên, Người lưu ý: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân””4.
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.672. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.457. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.457. 3Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.547. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.610.
138