IV. XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương
144
truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, chúng ta phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn, đầy đủ vai trò, sứ mệnh của văn hóa đối với sự phát triển bền vững. Mỗi bước đi lên, phát triển của đất nước đều có dấu ấn và sự khai sáng của văn hóa. Cần phải nhận thức những yếu tố bản chất của văn hóa như văn hóa gắn với con người, phản ánh những mặt căn cốt như tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách, tâm hồn, cách ứng xử. Văn hóa còn thì chế độ còn, văn hóa mất thì chế độ mất; không gì đáng sợ bằng văn hóa lâm nguy. Phát triển nền văn hóa toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Muôn việc thành công hay thất bại của cá nhân, tổ chức, cộng đồng, đất nước đều do có văn hóa hay tha hóa về văn hóa. Tập trung xây dựng văn hóa chính trị và các lĩnh vực văn hóa khác như văn hóa bổn phận, văn hóa công bộc, văn hóa ứng xử, văn hóa phê bình... Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội.
Phát huy và trọng dụng nhân tố con người với tư cách là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trọng dụng trí thức, nhân tài. Thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người, tạo động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về xây dựng con người Việt Nam, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (7-1998) nêu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam với những hệ giá trị chung thời kỷ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đó là con người có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập
145
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016) của Đảng nêu phương hướng: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”1. Đại hội XII nêu các nhiệm vụ cụ thể: 1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là mục tiêu của chiến lược phát triển. Tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Đấu tranh phê phán đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. 2. Xây dựng môi trường văn hóa lãnh mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường văn hóa trong hệ thống chính trị, trong các địa phương, làng bản… Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. 3. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể, coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 4. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. 5. Làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản. 6. Phát triển công nghiệp văn hóa