Về xây dựng đạo đứccách mạng

Một phần của tài liệu Giao Trinh (Trang 146)

IV. XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2. Về xây dựng đạo đứccách mạng

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”, của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng, một người cộng sản ưu tú; đồng thời, cũng là đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi ai cũng có thể học tập và làm theo để trở thành người cách mạng, người công dân tốt hơn. Hồ Chí Minh “là tấm gương sáng, là hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, mãi mãi là ngọn đèn pha chiếu rọi con đường rèn luyện, phấn đấu để trở nên “tốt” hơn, đạt đến “chân thiện mỹ” của con người Việt Nam ngày nay và mai sau”1.

Xuất phát từ bản chất con người luôn có khát vọng hướng tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân, để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông vốn giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người, vì vậy ai cũng phải tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên chú trọng quan tâm giáo dục đạo đức, chăm lo rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Người hằng mong muốn: “Thanh niên phải có đức, có tài”2.

Việc tu dưỡng trau dồi đạo đức rất quan trọng đối với con người Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Đối với thế hệ trẻ cũng vậy. Thế hệ trẻ là “người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”3. “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai ”4. Vì vậy, cần phải chú trọng chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên, hình thành thế hệ thanh niên mới có những phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, có trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh nói: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là

Một phần của tài liệu Giao Trinh (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)