Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

Một phần của tài liệu Giao Trinh (Trang 64 - 66)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

b. Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, song, theo Hồ Chí Minh, tính năng động, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trước hết là:

Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin.

Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Mác–Lênin là khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột; là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản3 nên theo Người, cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin4. Chính vì vậy Người luôn nhắc nhở, khuyến khích, động viên mọi người phải không ngừng “học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin” 5, phải “cụ thể hóa chủ nghĩa Mác-Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”6.

Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc.

Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,

1 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.40.

2 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.11, tr.92;t.12, tr.377 – 378. 3 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.96. 3 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.96.

4 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.159 - 160. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.95. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.95.

65

tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”1. Ngay cả điều mong muốn cuối cùng của Người trước khi từ trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh2 vì trong tư tưởng của Người, đối với một dân tộc thì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”3. Độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồn với đầy đủ ý nghĩa chân chính của nó.

Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.

Xác định “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình, dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới”4, Hồ Chí Minh quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”5. Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt những kinh nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo6. Mặc dù đánh giá rất cao thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, song Hồ Chí Minh khẳng định “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác…. ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”7.

Thứ tư, xây phải đi đôi với chống.

Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thì cùng với việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng.

Người căn dặn: “đối với kẻ địch phải luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không vì hoàn cảnh hòa bình mà mất cảnh giác. Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân”8. Phải chống lại “căn bệnh” “Nghe những lời bình luận

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3.

2 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.624. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.130. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.130. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.674. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.675. 6 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.92. 7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.391. 8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.68.

66

không đúng cũng làm thinh, không biện bác… Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ”1. Đối với tàn dư của xã hội cũ “phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm”2. Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật, v.v. – những thứ bệnh không chỉ làm hại cho người đó mà còn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức Đảng3.

Một phần của tài liệu Giao Trinh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)