Chương IV PHÂN TÍCH NHÂN TỐ Số giờ: 8 giờ lý thuyết và 8 giờ thực hành + thuyết trình
4.1.2 Ứng dụng của phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố khám phá EFA thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực về kinh tế, quản trị, xã hội học, tâm lý...
Trong nghiên cứu xã hội, phân tích EFA thường được dùng trong quá trình xây dựng thang đo (scale) nhằm kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo và đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu.
Ví dụ: Để đo lường chính sách hỗ trợ nhà nước về khuyến nông, người ta có thể
sử dụng các câu hỏi khác nhau với thang đo từ 1-5 như:
Câu hỏi 1: Kinh phí hỗ trợ hoạt động khuyến nông của nhà nước được đảm bảo? Câu hỏi 2: Hỗ trợ vay vốn sau các chương trình khuyến nông của nhà nước là phù hợp?
Câu hỏi 3: Các hỗ trợ khác của nhà nước (ngoài vay vốn) phù hợp (ví dụ như giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp ....)
Câu hỏi 4: Hỗ trợ của nhà nước trong tiêu thụ sản phẩm là phù hợp?
Thông qua phân tích nhân tố, có thể xem 4 yếu tố để đo lường chính sách hỗ trợ khuyến nông đã đầy đủ chưa (giải thích được bao nhiêu %), có tính đơn hướng và ổn định không?
Trong kinh tế, phân tích nhân tố khám phá có ứng dụng rất rộng rãi, trong nhiều trường hợp và phổ biến nhất là:
- Sử dụng trong phân khúc thị trường để phát hiện ra các nhân tố quan trọng dùng để phân nhóm người tiêu dùng. Ví dụ như: Những người mua xe có thể được chia thành 4 nhóm theo sự chú trọng tượng đối về tính năng, tiện nghi, kinh tế và sự sang trọng. Từ đó đưa ra 4 phân khúc về sản phẩm cho người mua xe: những người tiêu dùng tìm kiếm tính kinh tế, người tiêu dùng tìm kiếm tiện nghi, người tiêu dùng tìm kiếm tính năng và người tiêu dùng tìm kiếm sự sang trọng.
- Trong nghiên cứu định giá, ta có thể sử dụng phân tích EFA để nhận ra các đặc trưng của những người nhạy cảm với giá. Ví dụ những người tiêu dùng nhạy cảm với giá có thể là những người có suy nghĩ tiết kiệm, có tính ngăn nắp và không thích ra ngoài...
- Trong nghiên cứu sản phẩm, ta có thể sử dụng phân tích nhân tố để xác định các thuộc tính nhãn hiệu có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, Ví dụ như các nhãn hiệu kem chống nắng có thể được đánh giá theo khả năng như chỉ số chống tia UV, thời gian chống nắng tối đa và giá cả...
- Trong nghiên cứu quảng cáo, phân tích nhân tố có thể dùng để tìm hiểu thói quen sử dụng phương tiện truyền thông (tv, báo giấy, internet, quảng cáo ngoài trời...) của thị trường mục tiêu. Từ đó đưa ra cách tiếp cận hiệu quả