Kiểm định về độ tin cậy của dữ liệu

Một phần của tài liệu Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh tế: Phần 2 - TS. Chu Thị Thu Thuỷ (Trang 70 - 71)

Chương IV PHÂN TÍCH NHÂN TỐ Số giờ: 8 giờ lý thuyết và 8 giờ thực hành + thuyết trình

4.2.1 Kiểm định về độ tin cậy của dữ liệu

- Nhân tố (Factors): Ý tưởng chính của EFA là các biến có thể quan sát được có một số đặc điểm chung nào đó mà chúng ta lại không thể quan sát trực tiếp. Ví dụ: Nhiều người khi được hỏi các câu hỏi về thu nhập, giáo dục, nghề nghiệp đều có cách trả lời khá giống nhau vì họ có đặc điểm chung về địa vị kinh tế xã hội. Địa vị kinh tế xã hội chính là nhân tố chi phối thu nhập, giáo dục và nghề nghiệp của họ.

- Trong phân tích nhân tố khám phá, mỗi nhân tố có chức năng giống như một biến, nó đo lường phương sai tổng thể của các biến quan sát được và chúng ta thường hay liệt kê theo thứ tự khả năng giải thích của nhân tố đó

- Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Vì vậy, các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

- Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,7 (Hair và các cộng sự 2009, 116); từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Chú ý: Trong thực tế phân tích có 2 loại thang đó được sử dụng dụng trong phân tích là thang đo phản ánh (reflective measurement) và thang đo khẳng định (formative measurement). Hai thang đo này đều sử dụng đo lường biến tiềm ẩn (biến được đo lường thông qua nhiều khái niệm khác nhau => khái niệm trừu tượng). Tuy nhiên Cronbach Alpha chỉ sử dụng đánh giá độ tin cậy đối với thang đo phản ánh cũng như thực hiện các kiểm định của EFA, CFA (những kiểm định này đều xoay quanh việc đánh giá tương quan giữa các biến quan sát với nhau). Với thang đo phản ánh thì các biến quan sát có

xu hướng tương quan chặt chẽ với nhau do các biến quan sát này đều là kết quả được tạo ra từ biến tiềm ẩn. Chính vì vậy, tập hợp các biến của thang đo phản ánh tạo ra thang đo có tính đơn hướng và có sự ổn định cao. Ngược lại, thang đo khẳng định, các biến quan sát là các mảng tách biệt nhau do đó không đạt được tính đơn hướng và ổn định. Tóm lại, hệ số cronbach Alpha được sử dụng cho các loại thang đo thoả mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, các biến quan sát trong thang đo phải có sự tương quan với nhau khá tốt.

Thứ hai, các biến quan sát phải thoả mãn tính đơn hướng và cùng chiều.

Một phần của tài liệu Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh tế: Phần 2 - TS. Chu Thị Thu Thuỷ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)