Khả năng chịu nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 53 - 54)

9. Bố cục luận án

2.3.6. Khả năng chịu nhiệt

Tính chịu nhiệt của lớp phủ là khả năng chống lại sự tác động của nhiệt mà lớp phủ không bị phá hủy như bong tróc và nứt hỏng. Để đạt được điều này yếu tố đầu tiên phải kể tới đó là tính chất vật liệu phủ, sau đó là tính chất công nghệ chế trong quá trình tạo lớp phủ đó. Trong những năm gần đây, lớp phủ rào cản nhiệt

đã được nghiên cứu để cải thiện hiệu suất tuabin khí. Các nghiên cứu đều cho thấy lớp phủ có khẳ năng khuếch tán và chống lại sự oxy hóa, ăn mòn, sức cản nhiệt.. [65 - 71]. Theo một hướng khác, cũng đã có một số nghiên cứu thực hiện phun sử dụng bột kết tụ nano, khi lớp phủ hình thành các hạt nano chưa tan chảy hoặc tan chảy một phần, cho phép giảm độ dẫn nhiệt khi đó lớp phủ được coi như một chiếc áo khoác bảo vệ [72 - 74].

Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những vật liệu hợp kim có gốc niken được phát triển cho các ứng dụng chịu nhiệt độ cao lên đến 815°C [75]. Niken (Ni) và Crôm (Cr) là thành phần chính của hợp kim thường được sử dụng để bảo vệ các chi tiết trong tuabin khí, cánh quạt, đĩa đệm.. Để chống lại sự phá hủy của nhiệt thì (Ni) đóng một vai trò quan trọng cho độ bám dính của lớp phủ với nền, đồng thời (Ni) cũng là một hợp chất cho sự truyền và giải phóng nhiệt độ nhanh. Chính điều này đã có rất nhiều những công trình đã ứng dụng lớp phủ Cr3C2-

NiCr vào chế tạo và phục hồi các chi tiết làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao lên tới 900°C [76].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)