Phần mở đầu

Một phần của tài liệu sáng kiến học trực tuyến hay (Trang 32 - 35)

1. Lý do chọn đề tài

Trong bức thư cuối cùng của Bác Hồ gửi ngành Giáo dục và Đào tạo, ngày 15-10-1968, một lần nữa, Bác nêu rõ: "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Ðảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước

phát triển mới". Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh trách nhiệm của Ðảng

đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: "Ðảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người

thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi

dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kì CNH -

HĐH và hội nhập quốc tế vô cùng quan trọng đó là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy - học của

nhà trường. Vấn đề duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường, đặc biệt là học sinh dân tộc là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội.

Từ khi được bổ nhiệm làm công tác quản lí tại Trường tiểu học Lê Lợi , cùng với tập thể sư phạm nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Phải làm thế nào để duy trì sĩ số học sinh? Có duy trì được sĩ số học sinh dân tộc thì mới nâng cao được hiệu quả giáo dục. Những học sinh thất học là mối nguy hiểm lớn cho xã hội, các em dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội, dễ dàng bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ…Các em sau này lớn lên nếu không học hành đầy đủ liệu có tìm được một công việc ổn định, ít nhất cũng tự nuôi sống bản thân mà không phải phụ thuộc vào người khác.

Người dạy “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và

học tốt”. Trường Tiểu học Lê Lợi mà tôi đang công tác là nơi mà học

sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 60% số học sinh của toàn trường, các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em hạn chế, Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình, các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn, không nói thành thạo tiếng Việt là một trong những nguyên nhân làm cho các em ngại đến trường, đến lớp.

Đa số cha mẹ các em chủ yếu làm nông nên họ ít quan tâm đến việc học hành, việc giáo dục con cái ở nhà. Thậm chí nhiều phụ huynh khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường, không quan tâm, gần gũi con cái nên không phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong các em, nhất là các em ham chơi, mê games thường xuyên trốn học. Bên cạnh đó một số em có hoàn cảnh đặc biệt như: chỉ có mẹ, không có bố hoặc có bố mà không có mẹ nên thiếu sự quản lý, giáo dục; một số em lớn tuổi, ngại đến lớp sợ các bạn trêu chọc, chỉ muốn ở nhà chăn bò, làm thuê kiếm tiền.

Bên cạnh đó, một số bộ phận giáo viên còn thiếu trách nhiệm, sợ khó, sợ khổ. Giáo viên đến lớp chỉ biết dạy cho xong rồi về không quan tâm đến lí do vì sao hôm nay học sinh lại nghỉ học, không gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng xem các em muốn gì? Cần gì? Các em nghĩ lâu ngày không đến vận động, cứ như vậy dần dần học sinh sẽ nghỉ

là công tác đảm bảo duy trì sĩ số. Sự phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội là tiền đề đảm bảo cho việc duy trì sĩ số học sinh nói chung và học sinh dân tộc nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Trong thực tiễn, việc vận dụng nhiều biện pháp nhằm duy trì sĩ số đối với học sinh dân tộc đã được các cấp triển khai nhưng chưa có tính khả thi, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Ở một số trường trong địa bàn huyện, học sinh vẫn nghỉ học nhiều, tỷ lệ chuyên cần chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, là người quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Tôi nhận thấy nhà trường vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp các em yên tâm học tập, không trốn học, bỏ học cũng như vận động thuyết phục học sinh bỏ học trở lại trường và xem việc đến trường để học các môn học là mục tiêu của chính các em. Với ý tưởng đã được trải nghiệm và thực tiễn kiểm chứng của bản thân,

nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ

số học sinh dân tộc trường tiểu học Lê Lợi ”. Từ đó đề xuất một số

biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc đã được

áp dụng đạt hiệu quả tại đơn vị.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tàia. Mục tiêu của đề tài a. Mục tiêu của đề tài

- Xác định thực trạng về việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc ở trường Tiểu học Lê Lợi .

- Đưa ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm duy trì sĩ số học sinh dân tộc của nhà trường.

b. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu thực trạng về việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc tại

trường.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp quản lý chỉ đạo

đối với việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc.

- Đề xuất tổ chức thực nghiệm một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc

duy trì sĩ số học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) trường Tiểu học Lê Lợi , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) trường Tiểu học Lê Lợi .

4. Giới hạn của đề tài

Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Lê Lợi - xã Lê Lợi - huyện

Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk.

Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp trải nghiệm thực tiễn, điều tra, quan sát, phỏng vấn, đàm thoại, giao tiếp.

- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.

Một phần của tài liệu sáng kiến học trực tuyến hay (Trang 32 - 35)