II. Phần nội dung
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường tiểu học Lê Lợi có rất nhiều ưu thế để đẩy mạnh công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc như:
Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp ủy, ban tự quản thôn Anna, buôn Kuôp và sự vào cuộc mạnh mẽ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
Ban giám hiệu năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên đoàn kết,quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Đội ngũ GV phần lớn là lực lượng trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết, trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Bản thân tôi có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu số; có hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, có vốn kiến thức cơ bản về tiếng dân tộc.
Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học. Học sinh dân tộc thiểu số có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
Tỷ lệ bình quân học sinh/lớp thấp so với mặt bằng chung của huyện (Trung bình 20 HS/ lớp) nên có nhiều thuận lợi trong công tác duy trì sĩ số, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Lợi còn gặp không ít khó khăn:
Trường đóng trên địa bàn xã khó khăn, điểm lẻ cách điểm chính gần 10 cây số. Địa bàn dân cư rộng, đường sá đi lại mặc dù đang được cải tạo, nâng cấp nhưng việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn.
Trình độ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên chậm đổi mới, còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống;
Trình độ công nghệ thông tin của một số giáo viên (giáo viên lớn tuổi) còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận phần mềm hệ thống quản lý thông tin trường học VnEdu.
Một số giáo viên được phân công giảng dạy tại phân hiệu buôn Kuôp chưa sử dụng thành thạo tiếng của đồng bào dân tộc nơi đây (Dân tộc M’nông; Êđê) nên ảnh hưởng nhiều tới quan hệ, giao tiếp.
Học sinh đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm gần 60%, đa số các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế, học trước, quên sau; một số học sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn phải đánh vần (một số học sinh lớp 2, lớp 3).
Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn.
Trình độ dân trí thấp, đa số cha mẹ các em đều làm nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên chưa thật sự quan tâm, chăm lo, nhắc nhở các em đến trường, thường bắt con em ở nhà chăn bò, lên nương, làm rẫy, trông em, nhất là vào mùa vụ.
Công tác tuyên truyền , vận động học sinh, CMHS; sự phối kết hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể ở thôn, buôn chưa hiệu quả. Họ còn phó mặc cho nhà trường, coi đó là trách nhiệm của nhà trường phải làm.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học hai buổi/ngày.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giao lưu, tuyên truyền... nhằm thu hút trẻ đến trường còn tổ chức hời hợt mang tính hình thức, chưa chú trọng đến hiệu quả, chưa được quan tâm đúng mức.
Các thực trạng nói trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
*Nguyên nhân chủ quan:
Đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ ở địa phương (đồng bào dân tộc M’nông, Êđê). Phong tục tập quán, lối sống, thói quen sinh hoạt đã hình thành từ lâu đời, muốn thay đổi được những vấn đề trên là một việc không dễ dàng. Do đó học sinh không thích đến trường học tập, ngại giao tiếp với giáo viên một phần bắt nguồn từ nguyên nhân trên.
Một số giáo viên không có chí tiến thủ, chậm đổi mới phương pháp dạy học, chỉ đến lớp dạy hết tiết, hết buổi rồi về, chưa thật sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của một người giáo viên, chưa gần gũi nắm bắt tâm lí xem các em cần gì? Mong muốn điều gì? nên chưa có được
hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, từ đó học
sinh không hứng thú học tập, dẫn đến chán học, bỏ học.
Việc luân chuyển giáo viên giảng dạy giữa hai điểm trường theo định kì hai năm (cứ hai năm dạy ở phân hiệu buôn Kuôp thì lại chuyển ra ngoài điểm chính dạy). Đây là một biện pháp tích cực, đảm bảo sự công bằng cho giáo viên.Tuy nhiên việc tổ chức luân chuyển giáo viên còn mang tính cứng nhắc, chưa có tính kế thừa. Nhà trường chưa chú trọng trong phân công chuyên môn phải giữ lại một số giáo viên có tiếng nói, uy tín tốt giảng dạy lâu năm ở một điểm trường để cùng phối hợp tuyên truyền, vận động các ban ngành, đoàn thể cùng chung tay với nhà trường trong việc duy trì sĩ số học sinh.
Một bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy thay kể cả một số giáo viên bộ môn chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm. Họ thường có tâm lí sợ phải vào dạy ở điểm trường buôn Kuôp, chưa xác định rõ vai trò nhiệm vụ của bản thân trong công tác duy trì sĩ số học sinh, thiếu nhạy bén, chưa có biện pháp phù hợp để ngăn chặn các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình giảng dạy.
Cơ sở vật chất tại phân hiệu buôn Kuôp còn thiếu phòng học (thiếu 03 phòng học) nên chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức dạy học hai buổi/). Hệ thống tường rào hư hỏng, công trình vệ sinh xuống cấp, thiếu nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu cho giáo viên, học sinh. Một số hộ chăn nuôi làm chuồng dê, chuồng gà sát ngay trường học, mùi hôi thối của phân gia súc, gia cầm bốc lên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bản thân một số em không ý thức được tầm quan trọng của việc học. Các em coi việc đi học như là một nhiệm vụ bắt buộc phải đi, thích thì các em lên lớp, không thích thì các em ở nhà đi chơi, có khi vẫn lên trường nhưng không vào lớp học, thấy thầy cô ra là chạy trốn, đi lang thang ở bên ngoài hoặc vào khu du lịch Thác Dray Nu để đi xin tiền khách du lịch, lượm vỏ lon bia bán lấy tiền tiêu xài.
Vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa đủ mạnh, quyết tâm chưa cao, sự phối hợp với nhà trường chưa
Các tổ chức đoàn thể chưa thực sự vào cuộc, thiếu sự hợp tác nên việc tuyên truyền vận động nhân dân chưa kịp thời, chưa thật sự hiệu quả. Một số gia đình học sinh khi đến vận động thì hứa mai sẽ cho con em đi học nhưng rồi đâu lại vào đấy, học sinh nghỉ vẫn cứ nghỉ, hiện tượng này xảy ra thường xuyên như cơm bữa nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Trong các cuộc họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên môn vấn đề duy trì sĩ số học sinh mặc dù được đề cập nhiều nhưng một số biện pháp chỉ đạo chưa cụ thể, chưa xử lý thật hiệu quả sau kiểm tra.
*Về nguyên nhân khách quan
Trường TH Lê Lợi nằm địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Trường có hai điểm trường (điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại buôn Kuôp). Cách xa nhau gần 10 km nhưng chỉ một điểm lẻ được hưởng chế độ ưu đãi theo Nghị định116/NĐ – CP; đường sá đi lại mặc dù đã được nhà nước đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vào mùa nắng bụi bặm, vào mùa mưa thì đường trơn trượt, lầy lội. Học sinh đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ nên việc tiếp thu bài còn chậm , học trước, quên sau; một số học sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn yếu, còn phải đánh vần từng chữ, tiếp thu kiến thức còn chậm dẫn đến chán học rồi bỏ học.
Một số gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, lại đông con, đất sản xuất ít, không màu mỡ do không có tiền đầu tư. Cuối năm mất mùa, nợ nần họ nên việc học hành đối với con không được quan tâm nhiều. Một số CMHS bắt con ở nhà chăn bò, làm rẫy phụ giúp gia đình đặc biệt là vào mùa vụ.
Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học không còn diễn ra nhiều như những năm học trước, nhưng hiện tượng nghỉ học cách nhật, đặc biệt là vào mùa vụ hay các dịp lễ tết vẫn luôn xảy ra. Là người làm công tác quản lý, tôi hiểu rõ vấn đề cấp bách của công tác duy trì sĩ số. Học sinh bỏ học, bỏ tiết sẽ không lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trước thực trạng đó, người quản lý phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao nặng nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp trong quản lý giáo dục; người quản lý còn phải thật sự tâm huyết, phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, gương
mẫu đi đầu trong mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường mà chú trọng là công tác quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh để nâng
cao chất lượng dạy - học, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao.