1. Kết luận
Muốn duy trì được sĩ số học sinh dân tộc người cán bộ quản lý, người giáo viên cần phải có tâm đối với học sinh, phải nắm rõ hoàn cảnh từng học sinh để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Đối với học sinh có biểu hiện muốn bỏ học cần báo cáo kịp thời với lãnh đạo xã, lãnh đạo phòng GD&ĐT để nhận sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời.
Sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, biện pháp vận động phù hợp đưa học sinh tiếp tục đến trường, giúp các em tự tin, có thái độ học tập tốt là cách làm của nhà trường. Phải thường xuyên phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động học sinh, tạo nên sự thống nhất chung trong quan điểm chỉ đạo. Như lời ông Vũ
Xuân Tiện - Bí thư Đảng ủy xã Lê Lợi đã khẳng định: “Xã hội không
thể khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường vì vấn đề này nằm trong
chuỗi liên kết gia đình - nhà trường - xã hội”. Bên cạnh đó nhà trường
cũng cần lưu ý xây dựng thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường; phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm để cùng có trách nhiệm trong nắm bắt tình hình học sinh.
Bản thân lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tuy đây không phải là đề tài mới nhưng bởi vì việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc vẫn luôn là một câu chuyện không có hồi kết, một nút thắt khó mở, một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nhưng nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Cho nên dù có đứng ở cương vị nào thì trách nhiệm của chúng ta đều phải quan tâm thực hiện
nghiêm túc vấn đề này, phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, đưa ra nhiều giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực.
Trường Tiểu học Lê Lợi , có 15 lớp học với tổng số 297 học sinh, mỗi ngày đến lớp chúng tôi thấy học sinh ngồi gần kín chỗ. Đây là một minh chứng rõ ràng rằng công tác duy trì sĩ số học sinh đang được đội ngũ cán bộ, giáo viên quan tâm sâu sát. Chất lượng giáo dục đang từng bước được nâng lên chính là một món quà ý nghĩa mà các em học sinh dành tặng những người gieo chữ nơi đây.
2. Kiến nghị
Đề nghị PGD hỗ trợ xây dựng kịp thời 03 phòng học; làm tường rào; tu sửa công trình vệ sinh tại phân hiệu Buôn Kuôp đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày.
Trên đây là một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Lê Lợi . Những biện pháp nêu trên cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định tại đơn vị, song nó vẫn chưa ở một mức độ hoàn thiện như bản thân tôi mong muốn. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, cùng các đồng nghiệp để công tác duy trì sĩ số của trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng và các trường học trên địa bàn huyện Krông Ana nói chung ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lê Lợi , ngày 12 tháng 3 năm 20…
Người thực hiện
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ... ... ... ... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Thái Thị Mai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo thời đại mới 2. Hồ Chí Minh về Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội 2007. 3. Luật Giáo dục. 4. Điều lệ trường Tiểu học.
7. GISELLE O. MARTIN-KNIEP-Người dịch: Lê Văn Canh - Dám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi - NXBGD VN. 2011.
8. ROBERTJ. MARZANO-Người dịch: GS.TS Nguyễn Hữu Châu -Nghệ thuật và khoa học dạy học - NXBGD VN. 2011.
9. Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học.
10.Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu... 1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...2
a. Mục tiêu của đề tài...2
b. Nhiệm vụ của đề tài...2
3. Đối tượng nghiên cứu...3
4. Giới hạn của đề tài...3
5. Phương pháp nghiên cứu...3
II. Phần nội dung...3
1. Cơ sở lý luận... 3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp...8
a. Mục tiêu của giải pháp...8
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp...9
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...19
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng...19
III. Phần kết luận, kiến nghị...23
1. Kết luận... 23
2. Kiến nghị...24