III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động (N4)
+ Đối những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
+ Điều gì xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
b. Các hoạt động (GDSDNL tiết kiệm và hiệu quả)
HĐ1: Thảo luận nhóm:
- Cặp đôi đọc và thảo luận các thông tin SGK (trang 11) theo các câu hỏi: + Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
+ Theo em, có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm không? Họ tiết kiệm để làm gì?
+ Tiền của do đâu mà có? - Đại diện các nhóm trình bày.
*GV KL: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, XH văn minh.
Giúp Hs rút ra ghi nhớ.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến và thái độ
-Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
GV nêu từng ý kiến trong bài 1 yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đánh giá của mình (tán thành hay không tán thành).
GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình. GV kết luận: các ý kiến c, d là đúng; ý a, b là sai
HĐ3: Hoạt động nhóm 4 (bài tập 2).
- Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận liệt kê các việc nên làm và không nên làm để biết tiết kiệm tiền của.
- Giáo viên kết luận những việc nên làm những việc không nên làm.
* Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân: Em đã biết tiết kiệm tiền của chưa? Nêu những việc làm của em thể hiện tiết kiệm tiền của.
- Cho Hs lập kế hoạch sử dụng tiền của của bản thân, gia đình như: tiết kiệm sách vở, quần áo, điện nước,…
- Một số HS trình bày GV kết luận: sử dụng tiết kiệm: điện nước, xăng dầu… chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước. Cũng là một biện pháp BV môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3. Củng cố
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Hướng dẫn học ở nhà
* Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước,… trong cuộc sống hằng ngày.
- Chuẩn bị cho giờ học sau.
...
Tập làm văn