Phương án 3: Bổ sung quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành các quy định về quản lý, vận hành hệ thống điện,

Một phần của tài liệu Bao cao danh gia tac dong Luat SDBS LDL (Trang 42 - 43)

4. Chính sách 04: Hoàn thiện các quy định về quản lý, vận hành hệ thống điện và đảm bảo chất lượng điện năng

4.4.3. Phương án 3: Bổ sung quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành các quy định về quản lý, vận hành hệ thống điện,

Công Thương ban hành các quy định về quản lý, vận hành hệ thống điện, đảm bảo chất lượng điện năng mà không có điều luật chi tiết về nội dung này trong Luật

a) Tác động về kinh tế: - Đối với Nhà nước:

+ Đối với Ngân sách nhà nước: Chưa đánh giá được rõ những tác động về kinh tế do quy định mang lại vì không có quy định cụ thể trong Luật về việc bảo đảm vận hành hệ thống điện, cũng như chất lượng điện năng.

+ Phương án này phát sinh chi phí của ngân sách nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật.

- Đối với nhà đầu tư, khách hàng sử dụng điện: Chưa đánh giá được rõ những tác động về kinh tế cho nhà đầu tư, khách hàng sử dụng điện vì không có quy định cụ thể trong Luật về việc bảo đảm vận hành hệ thống điện, cũng như chất lượng điện năng.

- Đối với doanh nghiệp hoạt động điện lực: Chưa đánh giá được rõ những tác động về kinh tế cho doanh nghiệp vì không có quy định cụ thể trong Luật về việc bảo đảm vận hành hệ thống điện, cũng như chất lượng điện năng.

- Đối với người dân: Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng rất nhỏ đến giá bán điện so với lợi ích là được cấp điện an toàn, tin cậy, chất lượng tốt và đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường.

b) Tác động về xã hội:

- Đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: Yên tâm với việc cấp điện an toàn, tin cậy, chất lượng đảm bảo do Chính phủ, Bộ Công Thương quy định.

- Đối với doanh nghiệp hoạt động điện lực: Yên tâm khi hệ thống điện vận hành ổn định, tin cậy do Chính phủ, Bộ Công Thương quy định.

- Đối với người dân: Được cấp điện an toàn, tin cậy, chất lượng tốt và đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường.

c) Tác động về môi trường:

Chính sách sẽ tạo cơ sở pháp lý ban hành các quy định kỹ thuật, vận hành thúc đẩy tích hợp năng lượng tái tạo, nâng cao tỷ lệ thâm nhập của năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường.

d) Tác động về giới: Chính sách không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do chính sách được áp dụng chung, không mang tính phân biệt.

đ) Tác động về thủ tục hành chính: Phương án này không phát sinh thủ tục hành chính.

e) Tác động về hệ thống pháp luật:

- Bộ máy Nhà nước: Phương án này không tác động đến bộ máy quản lý nhà nước.

- Các điều kiện đảm bảo thi hành: Phương án này không có điều kiện đảm bảo thi hành.

- Quyền cơ bản của công dân: Phương án này không ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân.

- Phù hợp hệ thống pháp luật: Trong trường hợp giao Chính phủ, Bộ Công Thương quy định về vận hành hệ thống điện, chất lượng điện năng nhưng trong Luật Điện lực lại không có quy định mang tính nguyên tắc về vận hành hệ thống điện, dẫn đến khó đánh giá sự phù hợp của quy định do Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành có đúng nội dung của Luật không.

- Tương thích với các Điều ước quốc tế: Phương án này đảm bảo tương thích.

4.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn

So sánh 03 (ba) phương án trên, phương án 02 là phương án có nhiều tác động tích cực nhất, thu được lợi ích kinh tế và tác động xã hội tốt nhất. Do đó, đề xuất lựa chọn phương án 02 cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực. Thẩm quyền ban hành là Quốc hội.

Một phần của tài liệu Bao cao danh gia tac dong Luat SDBS LDL (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w