Đánh giá tác động của giải pháp đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan

Một phần của tài liệu Bao cao danh gia tac dong Luat SDBS LDL (Trang 62 - 64)

7. Chính sách 07: Hoàn thiện các quy định về an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện

7.4.Đánh giá tác động của giải pháp đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan

trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan

7.4.1. Phương án 1: Giữ nguyên chính sách hiện tại

a) Tác động kinh tế

Tác động kinh tế đối với chính sách hiện tại bao gồm:

- Đối với Nhà nước: Không phát sinh thêm chi phí do không thay đổi chính sách.

- Đối với doanh nghiệp hoạt động điện lực: Không phát sinh thêm chi phí do thay đổi chính sách.

- Đối với người dân: Không phát sinh thêm chi phí. b) Tác động xã hội

- Đối với Nhà nước:

+ Tính hiệu quả của công tác quản lý không thay đổi. Cơ quan quản lý nhà nước thiếu hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý và các công cụ cần thiết thực thi nhiệm vụ.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn sử dụng điện, an toàn đập, hồ chứa thủy điện không giải quyết được các bất cập về công tác quản lý có thể tiếp tục vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Đối với doanh nghiệp trong nước: Đối với các doanh nghiệp trong nước không bị ảnh hưởng do không thay đổi các quy định của Luật Điện lực về quản lý an toàn sử dụng điện, an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Những quy định chưa rõ ràng, không được sửa đổi có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài do lo lắng về hành lang pháp lý và tính bền vững của dự án khi đầu tư.

- Đối với người dân: Không bị ảnh hưởng do không thay đổi các quy định của Luật Điện lực về quy định quản lý an toàn điện sau công tơ an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

c) Tác động về môi trường:

Với việc giữ nguyên chính sách cũ, tình trạng mất an toàn trong sự dụng điện không những không được cải thiện mà sẽ bị gia tăng do sự phát triển của phụ tải ngày càng cao. Số người chết do tai nạn điện sẽ tăng cao kéo theo các vấn đề về môi trường sẽ bị ô nhiễm do phả xử lý hậu sự của các nạn nhân. Mặt khác, các tài sản của người dân hư hỏng sẽ xã hội sẽ phải tốn kém chi phí sản xuất để khôi phục làm cho môi trường ô nhiễm. Các vụ cháy nổ, hỏa hoạn do chập điện tăng cao sẽ cang làm cho bầu khí quyển gia tăng khí thải và hiệu ứng nhà kính.

Tình trạng vi phạm an toàn trong vận hành hồ chứa thủy điện sẽ gia tăng khiến cho nguy cơ ngập lụt vùng hạ du đập luôn tiềm ẩn và, đe dọa môi trường sống của người dân khi xảy ra các tình huống thiên tai.

d) Tác động về giới: Chính sách không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do chính sách được áp dụng chung, không mang tính phân biệt.

đ) Tác động về thủ tục hành chính: Phương án này không phát sinh thủ tục hành chính do giữ nguyên quy định hiện tại.

- Bộ máy Nhà nước: Phải xây dựng các quy định hướng dẫn luật và nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý an toàn điện sau công tơ,

Một phần của tài liệu Bao cao danh gia tac dong Luat SDBS LDL (Trang 62 - 64)