Phương án 2: Hoàn thiện các quy định về giá điện phù hợp với các thay đổi về cấu trúc ngành điện đáp ứng yêu cầu của thị trường điện lực cạnh

Một phần của tài liệu Bao cao danh gia tac dong Luat SDBS LDL (Trang 51 - 53)

5. Chính sách 05: Hoàn thiện các quy định về giá điện phù hợp với các thay đổi về cấu trúc ngành điện đáp ứng yêu cầu của thị trường

5.4.2. Phương án 2: Hoàn thiện các quy định về giá điện phù hợp với các thay đổi về cấu trúc ngành điện đáp ứng yêu cầu của thị trường điện lực cạnh

thay đổi về cấu trúc ngành điện đáp ứng yêu cầu của thị trường điện lực cạnh tranh và theo thực tiễn thi hành

Nội dung của chính sách như sau:

(i) Bổ sung quy định về giá phân phối điện;

(ii) Sửa đổi “phí điều hành giao dịch thị trường điện lực và phí điều độ vận hành hệ thống điện” thành “giá điều hành giao dịch thị trường điện lực và giá điều độ vận hành hệ thống điện”;

(iii) Hoàn thiện quy định về thẩm quyền điều hành giá bán lẻ điện theo hướng giao Chính phủ quy định Cơ chế điều chỉnh giá điện ;

(iv) Sửa đổi chính sách giá điện nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia tại Luật Điện lực theo hướng quy định áp dụng giá điện thống nhất toàn quốc.

a) Tác động về kinh tế:

- Đối với Nhà nước: Phương án này phát sinh chi phí của ngân sách nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật. Đảm bảo tính thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

- Đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: Không phát sinh thêm chi phí do thay đổi chính sách.

- Đối với doanh nghiệp hoạt động điện lực lĩnh vực phân phối: Đảm bảo minh bạch trong việc cung cấp dịch vụ phân phối điện và được hưởng lợi ích từ việc cung cấp dịch vụ.

- Đối với doanh nghiệp hoạt động điện lực lĩnh vực vận hành hệ thống điện và thị trường điện: Có quy định minh bạch trong việc ký kết hợp đồng dịch vụ với các đơn vị điện lực để có nguồn thu, nguồn lực tài chính thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với người dân: Không phát sinh thêm chi phí cho người dân vì việc xác định giá điều hành giao dịch thị trường điện lực, giá điều độ vận hành hệ thống điện cho Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện và giá phân phối điện cho các Tổng công ty Điện lực trong tương lai tương tự phương pháp tính thành phần chi phí và lợi nhuận định mức của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và của các Tổng công ty Điện lực trong giá bán lẻ điện hiện tại. Vì vậy việc thay đổi chính sách không ảnh hưởng đến chi phí mua điện của người dân, không gây tác động đến các nhóm khách hàng sử dụng điện. Đặc biệt người dân ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới quốc gia được hưởng lợi do chính sách giá điện. Việc sửa đổi quy định tại Điều 62 Luật Điện lực để phù hợp với thực tế áp dụng giá bán điện cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo trong thời gian qua, theo đó các hộ sử dụng điện tại nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo nơi chưa nối lưới điện quốc gia vẫn tiếp tục áp dụng giá bán điện thống nhất toàn quốc theo quy định hiện hành.

b) Tác động về xã hội - Đối với Nhà nước:

+ Tính hiệu quả của công tác quản lý được nâng lên.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về điện lực có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện tách bạch độc lập các hoạt động mang tính độc quyền tự nhiên (điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện, phân phối điện) với các khâu mang tính cạnh tranh (kinh doanh mua, bán điện) hướng tới thị trường điện vận hành công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử.

+ Chính phủ đảm bảo được tính thống nhất trong điều hành nền kinh tế vĩ mô.

- Đối với nhà đầu tư trong nước: Khuyến khích nhà đầu tư trong nước tham gia vào lĩnh vực bán lẻ điện khi quy định về thị trường điện bán lẻ đã được thực hiện đầy đủ (đơn vị phân phối điện đã tách bạch với hoạt động kinh doanh bán lẻ điện).

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Tạo được lòng tin đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường điện vận hành công khai, minh bạch (đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được tách ra độc lập, đơn vị phân phối điện đã tách bạch với khâu kinh doanh bán lẻ điện).

- Đối với doanh nghiệp: Tạo lòng tin cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường điện cạnh tranh vì thị trường điện được đảm bảo vận hành công khai, minh bạch (đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phân phối điện đã được tách ra độc lập).

- Đối với người dân:

+ Tạo được lòng tin đối với người dân khi thị trường điện được vận hành công khai, minh bạch (khi đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phân phối điện được tách ra độc lập).

+ Tạo được lòng tin của người dân với công tác điều hành giá của Chính phủ.

c) Tác động về môi trường: Hiện tại các quy định của chính sách này không có tác động xấu đến môi trường.

d) Tác động về giới: Chính sách không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do chính sách được áp dụng chung, không mang tính phân biệt.

đ) Tác động về thủ tục hành chính: Phương án này không phát sinh thủ tục hành chính.

e) Tác động về hệ thống pháp luật

- Bộ máy Nhà nước: Phương án này không có tác động tới bộ máy nhà nước.

- Các điều kiện đảm bảo thi hành: Phương án này không có tác động tới các điều kiện cần thiết để đảm bảo thi hành.

- Quyền cơ bản của công dân: Phương án này không ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân.

- Phù hợp với hệ thống pháp luật: đảm bảo thống nhất giữa Luật Điện lực với Luật Giá, Luật Phí và Lệ phí và Luật Tổ chức Chính phủ.

- Tương thích với điều ước quốc tế: Phương án này đảm bảo tính tương thích với điều ước quốc tế.

5.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn

So sánh 02 (hai) phương án trên, phương án 02 là phương án có nhiều tác động tích cực nhất, thu được lợi ích kinh tế và tác động xã hội tốt nhất. Do đó, đề xuất lựa chọn phương án 02 cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực. Thẩm quyền ban hành là Quốc hội.

Một phần của tài liệu Bao cao danh gia tac dong Luat SDBS LDL (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w