7. Chính sách 07: Hoàn thiện các quy định về an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện
7.4.3. Phương án 3: Đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Luật có liên quan đến các quy định về an toàn điện, an toàn đập và hồ
một số Luật có liên quan đến các quy định về an toàn điện, an toàn đập và hồ chứa thủy điện
Nội dung của chính sách như sau:
- Bổ sung nội dung quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị điện, dụng cụ điện vào Luật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Bổ sung các quy định về nội dung quản lý sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt, dịch vụ vào Luật Phòng cháy chữa cháy.
- Bổ sung quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện và giao Chính phủ quy định cụ thể về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn vận hành vào Luật Thủy lợi; Luật Phòng chống thiên tai; Luật Tài nguyên nước...
a) Tác động kinh tế - Đối với Nhà nước:
+ Đối với Ngân sách nhà nước: Phương án này phát sinh chi phí của ngân sách nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khác.
+ Nhà nước có thể sẽ phải chi nguồn tài chính gấp nhiều lần để xây dựng các Luật sửa đổi liên quan và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đối với doanh nghiệp: Không phát sinh thêm chi phí do thay đổi chính sách. Doanh nghiệp có thể không bị thiệt hại về kinh tế để khắc phục những hậu quả của việc mất an toàn sử dụng điện, mất an toàn đập và hồ chứa thủy điện.
- Đối với doanh nghiệp (quản lý vận hành hệ thống điện): Mất thời gian, công sức và chi phí khi phải tuân thủ các quy định của các Luật liên quan khác.
- Đối với người dân: Phương án này làm cho người dân sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận, nghiên cứu các văn bản Luật vì tạo sử chồng chéo trong khâu pháp lý.
b) Tác động xã hội - Đối với Nhà nước:
+ Tính hiệu quả của công tác quản lý được nâng cao;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn sử dụng điện, an toàn đập, hồ chứa khó thực thi nhiệm vụ khi chịu sự quản lý chồng chéo từ các văn bản Luật khác.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Gặp khó khăn trong việc tìm hiểu cơ sở pháp lý của lĩnh vực quản lý, đầu tư.
- Đối với người dân:
+ Được đảm bảo an toàn tính mạng;
+ Không được tự ý sửa chữa, thay đổi thiết kế mạng điện trong nhà; + Phải xin phép các bên liên quan khi có nhu cầu phát triển thêm phụ tải; + Không được sử dụng điện vào các mục đích khác theo quy định;
+ Yên tâm sống thân thiện và sản xuất tại khu vực có công trình thủy điện. c) Tác động môi trường
Với việc thay đổi chính sách theo phương án 3, tình trạng mất an toàn trong sự dụng điện cũng sẽ được cải thiện. Số người chết do tai nạn điện sẽ giảm. Mặt khác, các tài sản của người dân được bảo toàn. Các vụ cháy nổ, hỏa hoạn do chập điện cũng giảm làm cho bầu khí quyển trong lành hơn và giảm được hiệu ứng nhà kính.
Tình trạng vi phạm an toàn trong vận hành hồ chứa thủy điện sẽ giảm khiến cho nguy cơ ngập lụt vùng hạ du đập không còn cao, giảm nguy cơ đe dọa môi trường sống của người dân khi xảy ra các tình huống thiên tai.
d) Tác động về giới: Chính sách không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do chính sách được áp dụng chung, không mang tính phân biệt.
đ) Tác động về thủ tục hành chính: Phương án này không phát sinh thủ tục hành chính do giữ nguyên quy định hiện tại.
e) Tác động về hệ thống pháp luật:
- Bộ máy Nhà nước: Phải mất nhiều công sức, tiền bạc và thủ tục để sửa đổi bổ sung các Luật liên quan khác.
- Các điều kiện đảm bảo thi hành: Ban hành các văn bản hướng dẫn luật phù hợp thực tiễn và phù hợp các quy định pháp luật khác có liên quan, tuyên truyền, phổ biến chính sách mới tới người dân và doanh nghiệp.
- Quyền cơ bản của công dân: Không ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân.
- Phù hợp với hệ thống pháp luật: Phương án này không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
- Tương thích với các Điều ước quốc tế: Phương án này không phù hợp với các điều ước quốc tế.
So sánh 03 (ba) phương án trên, phương án 02 là phương án có nhiều tác động tích cực nhất, thu được lợi ích kinh tế và tác động xã hội tốt nhất. Do đó, đề xuất lựa chọn phương án 02 cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực. Thẩm quyền ban hành là Quốc hội.