Các phương pháp bào chế sản phẩm dạng viên nang.

Một phần của tài liệu Báo cáo Cúc gai (Trang 38 - 40)

PHẦN II THỰC NGHIỆM 2.1 Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm

2.6.2. Các phương pháp bào chế sản phẩm dạng viên nang.

Khối nượng thuốc đóng nang = Tỷ trọng biểu kiến x Dung dịch nang

Cách xác định tỷ trọng biểu kiến đơn giản nhất là cần một lượng bột nhất định, chuyển vào ống đong, gõ nhẹ nhàng cho đến thể tích không thay đổi rồi tính theo công thức dbk = m/v. Sau khi biết tỷ trọng biểu kiến có thể chọn cỡ nang theo biểu đồ tính sẵn hoặc tính tiếp dung tích biểu kiến của chất đóng nang: Vbk = M/dbk, rồi chọn cỡ nang thích hợp.

Thí dụ: Chọn cỡ nang để đóng 500mg bột thuốc có tỷ trọng 0,8g/ml. 500mg bột thuốc này chiếm dung tích là:

Vbk = 0,5/0,8 = 0,63 (ml)

Dung tích này gần với nang số 0 (có dung tích 0,67ml). Vậy chọn nang số 0. Lượng tá dược cần thêm vào để đóng đầy nang là 0,67-0,63=0,4ml. Chọn tá dược độn đưa vào, xác định tỷ trọng của tá dược độn, từ đó suy ra khối lượng tá dược độn.

* Đối với bột thuốc đóng vào nang cần cho thêm các tá dược sau:

-Tá dược trơn: Để diều hoà sự chảy, giúp cho bột hoặc hạt chảy đều vào nang nhằm đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dược chất. Tá dược trơn hay dùng như: Magnesi stearat, calci stearat, Aerosil… Với tỷ lệ 0,5-1%. Thời gian trộn tá dược trơn với bột thuốc cũng cần phải xác định cụ thể cho từng loại bột thuốc để phát huy hiệu quả của tá dược.

-Tá dược độn: Dùng trong trường hợp liều hoạt chất thấpkhông chiếm hết dung tích nang. Cũng có những trường hợp bột dược chất trơn chảy kém, phải cho thêm tá dược pha loãng trơn chảy tốt như tinh bột biến tính, lactose phun sấy…

-Đôi khi để tăng khả năng thấm ướt khối bột trong dịch tiêu hoá người ta có thể cho thêm vào công thức một tỷ lệ chất điện hoạt ví dụ: Natri lauryl sunfat.

Một số bột thuốc khó trơn chảy khi đóng nang phải tạo hạt. Hiện nay nhiều loại hạt bao tan ở ruột cũng được đóng vào nang cứng. Sau khi uống, vỏ nang rã ra tại dạ dày giải phóng hạt. Các hạt này đi qua ruột giải phóng được chất đồng đều và chắc chắn hơn khi bao từ viên nén, nhất là với những dược chất chỉ hấp thu ở một vùng tối ưu nhất định trong ruột non. Ngoài ra, nhiều loại hạt, vi nang, pellet, viên nén mini (đường kính 3mm) bào chế tác dụng kéo dài cũng được đóng vào nang. Khi tạo hạt hay viên nén đóng nang, cần chú ý đến tá dược rã để dảm bảo sự giải phóng dược chất.

Quy trình đóng thuốc vào nang có 3 giai đoạn: - Mở vỏ nang

Một phần của tài liệu Báo cáo Cúc gai (Trang 38 - 40)