Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách bột silymarin quy mô phòng thí nghiệm ( 1 kg nguyên liệu / mẻ).

Một phần của tài liệu Báo cáo Cúc gai (Trang 41 - 47)

- Đóng thuốc vào thân nang Đóng nắp nang

PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách bột silymarin quy mô phòng thí nghiệm ( 1 kg nguyên liệu / mẻ).

phòng thí nghiệm ( 1 kg nguyên liệu / mẻ).

3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các dung môi khác nhau đến hiệu suất thu nhận silymarin

Các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các dung môi khác nhau đến hiệu suất thu nhận silymarin được tiến hành trong các điều kiện như sau:

- Chiết theo phương pháp ngâm - Bột hạt cúc gai: 1000g

- Dung môi:(MeOH 85%, ethyl acetat, EtOH 96%, EtOH 90%,EtOH 85%, EtOH 80%) : 3000ml

Số liệu trung bình của 3 lần lập lại của thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các dung môi khác nhau đến hiệu suất thu nhận silymarin

STT Dung môi chiết Khối lượng sản phẩm (g)

1 MeOH 85% 25,8 2 Etyl acetat 26,9 3 EtOH 96% 27,1 4 EtOH 90% 35,6 5 EtOH 85% 36,6 6 EtOH 80% 34,7

Kết quả nhâc̣n được cho thấy sử dụng dung chiết là EtOH cho kết quả khả quan hơn so với sử dụng dung môi MeOH và etyl axetat. Khi sử dụng EtOH làm dung môi chiết ta thấy khi thay đổi nồng độ dung môi thì kết quả thu được cũng thay đổi. Khi chiết bằng EtOH 85% cho hiệu suất cao nhất. EtOH ở các nồng độ 90% và 80% cũng cho kết quả chiết khá tốt, lượng

silymarin toàn phần thu được chỉ thấp hơn một ít so với khi chiết bằng EtOH 85%. Nồng độ EtOH cao hơn (96%) lại chỉ chiết được lượng Silymarin toàn phần ít hơn. Điều này có thể giải thích là khi có nước ở một nồng độ nhất định trong EtOH, thì EtOH luôn có môc̣t lực giữ nước nhất định và nước này có thể hydrat hóa các thành phần ưa nước khác có trong nguyên liệu và làm cho các thành phần này tách ra khỏi nguyên liệu, do đó làm cho khả năng tách chiết silymarin cao hơn. Trên cơ sở đó ở nồng độ 96% lực giữ nước của EtOH quá mạnh làm cho khả năng tách chiết silymarin thấp hơn.

3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cách chiết đến hiệu suất thu nhận silymarin

Các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các cách chiết khác nhau đến hiệu suất thu nhận silymarin được tiến hành trong các điều kiện như sau:

-Bột hạt cúc gai: 1000g

- Dung môi:( EtOH 85%) : 3000ml

- Cách chiết: Chiết theo các phương pháp soxhlet, phương pháp ngâm, phương pháp đun hồi lưu.

Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả trung bình thu được trong quá trình khảo sát thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các phương pháp chiết đến hiệu suất thu nhận silymarin

STT Phương pháp chiết Khối lượng sản phẩm(g)

1 Soxhlet 38,7

2 Ngâm 36,6

3 Hồi lưu 45,5

So sánh kết qua chiết xuất silymarin thu được bằng các phương pháp chiết khác nhau: soxhlet, ngâm, hồi lưu cho thấy phương pháp chiết bằng EtOH 85% hồi lưu trên bếp cách thuỷ có hiệu suất chiết cao nhất, đạt 4,55% theo dược liêu khô.

Như vây phương pháp chiêt silymarin bằng phương pháp hồi lưu trên bêp cách thủy là môt phương pháp đơn giản và phù hơp vơi điều kiên ở nươc ta và cho hiêu suât 4,55% là tương đối cao.

3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hiệu suất thu nhận silymarin

Các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu / dung môi đến hiệu suất thu nhận silymarin được tiến hành trong các điều kiện như sau: -Bột hạt cúc gai: 1000g

- Dung môi:( EtOH 85%) sử dụng các lượng khác nhau - Phương pháp chiết: đun hồi lưu

Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả trung bình thu được trong quá trình khảo sát thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hiệu suất thu nhận silymarin

STT Tỷ lệ nguyên liệu / dung môi ( g/ml) Khối lượng sản phẩm(g) 1 1:1,5 14,7 2 1: 2 30,2 3 1:2,5 38,7 4 1: 3 45,6 5 1: 3,5 45,65 6 1: 4 45,68

So sánh các kết quả thu được cho thấy khi chiết xuất silymarin bằng phương pháp đun hồi lưu, sử dụng dung môi EtOH 85% làm dung môi chiết thì khi sử dụng tăng lượng dung môi chiết theo tỉ lệ từ 1: 1,5 đến 1:4 g nguyên liệu /ml dung môi sẽ cho kết quả tăng theo và tỷ lệ nguyên liệu / dung môi = 1:4 cho kết quả cao nhất. Tuy nhiên khi so sánh kết quả từ các tỉ lệ 1:3, 1:3,5, 1:4 g nguyên liệu /ml dung môi thấy hiệu suất thu hồi tăng nhưng không đáng kể so

với tỉ lệ 1:3. Vì vậy chúng tôi lựa chọn tỉ lệ 1: 3 g nguyên liệu /ml dung môi là tỷ lệ thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế.

3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết đến hiệu suất thu nhận silymarin

Các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gianđun hồi lưu để chiết khác nhau đến hiệu suất thu nhận silymarin được tiến hành trong các điều kiện như sau:

-Bột hạt cúc gai: 1000g

- Dung môi:( EtOH 85%) : 3000ml - Phương pháp chiết: đun hồi lưu

- Thời gian (đun hồi lưu) 1 lần chiết: thay đổi để khảo sát

Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả trung bình thu được trong quá trình khảo sát thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hiệu suất thu nhận silymarin

STT Thời gian chiết (phút) Khối lượng sản phẩm(g)

1 20 28,3

2 40 41,4

3 60 45,6

4 70 45,67

5 80 45,68

So sánh các kết quả thu được cho thấy khi chiết xuất silymarin bằng phương pháp đun hồi lưu, sử dụng dung môi EtOH 85% làm dung môi chiết, sử dụng tỷ lệ nguyên liệu / dung môi = 1:3 thì thời gian đun hồi lưu cho mỗi lần chiết là 60 phút ( 1 giờ) cho kết quả cao va hiệu quả kinh tế nhất.

3.1.5.Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất thu nhận silymarin

Các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của số lần chiết khác nhau đến hiệu suất thu nhận silymarin được tiến hành trong các điều kiện như sau:

- Dung môi:( EtOH 85%) : 3000ml - Phương pháp chiết: đun hồi lưu

- Thời gian đun hồi lưu 1 lần chiết : 1 giờ - Số lần chiết: thay đổi để khảo sát

Số liệu trung bình của 3 lần lặp lại của mỗi thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các dung môi khác nhau đến hiệu suất thu nhận silymarin

STT Số lần chiết Khối lượng sản phẩm(g)

1 1 27,8

2 2 39,4

3 3 45,5

4 4 45,57

So sánh các kết quả thu được cho thấy khi chiết xuất silymarin bằng phương pháp đun hồi lưu, sử dụng dung môi EtOH 85% làm dung môi chiết, sử dụng tỷ lệ nguyên liệu /dung môi = 1:3, thời gian đun hồi lưu cho mỗi lần chiết là 60 phút ( 1 giờ) thì khi tiến hành chiết 3 lần cho kết quả phù hợp nhất.

3.1.6. Xây dựng quy trình chiết tách silymarin trong phòng thí nghiệm

Quá trình khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu nhận silymarin ở phần 3.1 ÷ 3.5 đã cho các kết quả tối ưu để chiết tách thu nhận silymarin như sau:

- Dung môi chiết: EtOH 85% - Cách chiết: đun hồi lưu

- Tỷ lệ nguyên liệu : dung môi= 1: 3(g/ml)

- Thời gian đun hồi lưu để chiết: 1 giờ x 3 lần chiết

Dựa vào các kết quả này nhóm đề tài đã xây dựng quy trình công nghệ chiết tách silymarin trong phòng thí nghiệm quy mô 1kg nguyên liệu/ mẻ theo sơ đồ hình 3.1. Quá trình chiết tách thực hiện như sau:

-1 kg bột hạt cúc gai được chiết soxlet với dung môi là n-hexan trong 6 giờ để loại dầu béo.

- Sau khi để bay hơi hết n-hexan, dược liệu được đun hồi lưu trên bếp cách thủy với dung môi EtOH 85% trong 1 giờ.

- Chiết lấy dịch, cho tiếp dung môi vào đun hồi lưu rồi chiết, quá trình này lặp lại 3 lần.

- Tập hợp(gộp) dịch chiết. Cất thu hồi dung môi ở áp suất thấp đến dịch đậm đăc.

- Tủa silymarin trong nước, để yên qua đêm sau đó lọc rửa và sấy sản phẩm ở nhiệt độ khoảng 500C.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình chiết tách silymarin trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Báo cáo Cúc gai (Trang 41 - 47)