Đồng Hữu Mạo Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu 13-11c (Trang 32 - 34)

Kính thưa Quốc hội,

Trước tôi đã có nhiều đại biểu phát biểu, tôi nhất trí ý kiến của các đồng chí, còn có một số vấn đề ý kiến của tôi hơi khác.

Trước hết, về giải thích từ "mua bán người", các đại biểu trước đã phân tích phần giải thích trong bản dự thảo rồi, tôi không phân tích thêm, nhưng bản dự thảo

giải thích như vậy theo tôi chưa ổn. Theo tôi dấu hiệu quan trọng nhất nói lên việc mua bán người là số phận của người bị mua bán đó bị định đoạt bởi người mua, đó là dấu hiệu quan trọng nhất. Nếu người bị mua bán đó không bị chịu sự định đoạt về số phận của mình cho người mua thì không thể gọi là mua bán được. Cho nên khái niệm giải thích "mua bán người" nói gì thì nói cũng phải nói đến một ý là số phận của người bị mua bán ấy chịu sự định đoạt của người khác. Mà chịu sự định đoạt ở đây theo tôi nghĩ có thể họ lấy về làm vợ, cũng có thể họ lấy về làm nô lệ, có thể lấy về để áp bức lao động, có thể lấy về để họ lấy một số bộ phận của cơ thể, thậm chí có thể giết luôn. Như vậy số phận của người bị mua bán đó chịu sự định đoạt đến mức độ như vậy, tôi cho chính chỗ pháp luật của chúng ta mới cần điều chỉnh, còn việc giao người nhận tiền mà không liên quan đến định đoạt thì không phải là mua bán. Ví dụ như anh lừa kết hôn ra nước ngoài nhưng người phụ nữ ra nước ngoài lấy chồng đó không chịu sự định đoạt của người chồng, người ta ưng thì người ta lấy, nếu như không thì người ta thông qua luật pháp của nước sở tại đó để ly dị chẳng hạn, như vậy không định đoạt được thì không thể gọi là mua bán. Như vậy, theo tôi cần phải nói rõ chỗ này là số phận của anh chịu sự định đoạt của người khác, khi đó mới nói lên được khái niệm mua bán. Bởi vậy, tôi xin đưa ra một khái niệm có thể gộp cả mua bán cùng một lần giải thích cũng được. Nhưng quan điểm của tôi có lẽ nên tách ra thì nó rõ hơn. Theo tôi bán người là việc chuyển giao người, họ lấy tiền hoặc lợi ích khác, số phận của người bị chuyển giao là bị định đoạt do người mua. Ở đây tôi xin nói thêm là lấy tiền và lợi ích khác chứ không phải lợi ích vật chất thì điều này các đồng chí trước phân tích rồi.

Còn mua người là gì, mua người là người mua đưa tiền ra hoặc lợi ích khác để lấy người về và người nhận người về thì người mua quyết định số phận, định mệnh của người đó thì theo tôi như vậy. Với cách giải thích này thì rõ ràng nó bao gồm luôn cả người buôn bán người cũng bị điều chỉnh bởi luật này. Người bán người cũng chịu chi phối, người mua người cũng chịu chi phối của luật này, đồng thời người buôn bán người thì với cách giải thích như thế này thì cũng chịu sự chi phối của luật này. Đấy là vấn đề thứ nhất và như vậy thì tôi thấy ở đây nói lại tên của luật thì nói Luật mua bán người cũng được, nhưng theo tôi nếu như cách giải thích của tôi thì rõ hơn. Nếu rõ hơn thì có thể thêm dấu phẩy giữa mua bán người và gọi là Luật phòng, chống mua bán người thì có thể nó rõ hơn.

Ý kiến thứ hai, theo tôi bỏ Khoản 1 của Điều 3 với cách giải thích như ở trên thì Điều 3 này nói hành vi mua bán người và các hành vi liên quan đến mua bán người thì theo tôi nghĩ Khoản 1 của Điều 3 này bỏ hẳn luôn, không cần nhắc lại mua bán người nữa mà Điều 3 này chỉ nói đến các hành vi liên quan đến mua bán người đó là chuyển giao, tiếp nhận người hoặc tuyên bố v.v... tất cả những cái đó để chúng ta đưa ra các điều khoản sau này thì rõ hơn.

Cuối cùng, tôi thấy dùng một từ ở Khoản 4, Điều 31 tôi còn băn khoăn, tôi đề nghị nên xem xét thêm. Khoản 4, Điều 31 quy định: người chưa thành niên đi cùng với nạn nhân v.v...., tôi nghĩ là người chưa thành niên đi với nạn nhân mà nạn nhân ở đây là bị mua bán thì phải chăng người chưa thành niên đó là nạn nhân thứ hai. Lẽ nào người thành niên bị mua bán còn người chưa thành niên đi theo lại

không bị mua bán, số phận của người đi theo đó cũng bị định đoạt luôn, theo tôi nghĩ trên thực tế là không có. Theo tôi không nên đưa khái niệm người chưa thành niên đi theo nạn nhân. Xin cảm ơn Quốc hội, xin hết.

Một phần của tài liệu 13-11c (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w