Khối lượng tích lũy

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN-Nguyễn Thị Mỹ Linh (Trang 69 - 72)

- Lượng thu nhận thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn Tăng khối lượng của bò

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI TỈNH QUẢNG NGÃ

3.1.6.1. Khối lượng tích lũy

Khối lượng cơ thể phản ánh rõ nhất khả năng sinh trưởng của bò đồng thời đánh giá khả năng sản xuất của chúng. Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy của bò lai Brahman × Lai Brahman từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi được trình bày ở hình 3.3 và bảng 3.6.

Hình 3.3 cho thấy, giai đoạn từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi bò đực có khối lượng cao hơn so với bò cái nhưng không đáng kể, từ 10 đến 18 tháng tuổi khối lượng bò đực cao hơn so với bò cái rất rõ. Nhìn chung, từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi khối lượng bò đực luôn cao hơn so với khối lượng bò cái. Kết quả này đã được khẳng định bởi nhiều tác giả nghiên cứu trước đây (Khan và cs, 2019; Haque và cs, 2016), nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do tác dụng của hocmon testosterone chỉ có ở con đực mà không có ở con cái. Nên con đực phát triển nhanh hơn và đạt khối lượng trưởng thành lớn hơn, trong khi đó con cái có tốc độ tăng trưởng chậm hơn và đạt đến độ trưởng thành ở kích thước nhỏ hơn.

Hình 3.3. Diễn biến khối lượng của tổ hợp bò Brahman × Lai Brahman từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi

Bảng 3.6 cho thấy, khối lượng sơ sinh trung bình của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman trong nghiên cứu này ở con đực là 25,4 kg và con cái là 24,3 kg (p>0,05). Khối lượng sơ sinh trong nghiên cứu này là tương đương với khối lượng sơ sinh của tổ hợp bò lai giữa bố là bò Brahman khi phối với cái lai Zebu nuôi ở một số địa phương trong cả nước. Kết quả nghiên cứu của Phí Như Liễu và cs (2017) trên bê lai Brahman × Lai Brahman nuôi ở tỉnh An Giang cho thấy, khối lượng sơ sinh trung bình là 26,3 kg đối với con đực và 25,8 kg đối với con cái. Hoàng Văn Phú và Nguyễn Tiến Vởn (2012) cho biết khối lượng sơ sinh của bê lai Brahman × bò địa phương nuôi ở tỉnh Bình Định là 24,4 kg. Nguyễn Xuân Bả và cs (2015) cho biết khối lượng sơ sinh của bò Brahman × Lai Sind nuôi ở Bình Định là 24,0 kg.

Khối lượng sơ sinh của tổ hợp bò lai trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác khi đánh giá tổ hợp bò lai giữa bò đực Brahman với cái lai Zebu. Phạm Thế Huệ (2010) cho biết bê lai Brahman × Lai Sind được nuôi ở Đắk Lắk có khối lượng sơ sinh bê đực là 22,7 kg và bê cái là 21,3

kg. Ngô Thị Diệu (2016) cho biết khối lượng sơ sinh của bê Brahman đỏ × Lai Sind nuôi trong nông hộ ở Quảng Bình là 20,25 kg và bê Brahman trắng × Lai Sind là 22,37 kg. Phạm Văn Quyến và cs (2018) cho biết khối lượng sơ sinh trung bình của bê lai Brahman × Lai Sind nuôi tại Tây Ninh ở bê đực là 17,2 kg và bê cái là 16,3 kg. Kết quả khối lượng sơ sinh của bò trong nghiên cứu của chúng tôi cao có thể là do tỷ lệ máu Brahman trong con lai cao (87,5%). Hơn nữa, Nguyễn Thị Mỹ Linh và cs (2019) cho biết người chăn nuôi bò ở Quảng Ngãi đã chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò cái Lai Brahman tốt, đặc biệt là giai đoạn mang thai, điều đó đã làm tăng khối lượng bê sơ sinh của đàn bò mẹ Lai Brahman.

Bảng 3.6. Khối lượng tích lũy (kg) của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman qua các tháng tuổi (Trung bình ± SD) Tuổi (tháng) Đực Cái p n Trung bình ± SD n Trung bình ± SD Ss 22 25,4 ± 3,0 20 24,3 ± 3,5 0,289 3 16 84,4 ± 9,5 13 74,3 ± 9,7 0,009 6 16 130,2 ± 17,3 13 123,6 ± 17,1 0,315 9 15 170,5 ± 31,2 11 162,5 ± 26,2 0,502 12 18 210,2 ± 34,5 14 186,3 ± 26,5 0,040 15 16 250,6 ± 32,6 15 222,7 ± 23,4 0,011 18 20 289,5 ± 433,4 14 255,6± 28,1 0,013

SD: Độ lệch tiêu chuẩn, Ss: Sơ sinh

Khối lượng một năm tuổi của bò lai trong nghiên cứu này ở con đực là 210,2 kg và con cái là 186,3 kg (p<0,05), kết quả này là khá cao. Tuy nhiên, khối lượng của bò lai một năm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman nuôi ở An Giang (219,2 kg đối với con đực và 214,4 kg đối với con cái) (Phí Như Liễu và cs, 2017). Đồng thời cũng thấp hơn so kết quả nghiên cứu của Trương La (2017) trên bò lai Brahman × Lai Sind nuôi ở Lâm Đồng (221,7 kg), và thấp hơn rất nhiều so với khối lượng bò Brahman thuần nuôi ở Trung tâm giống Moncada (270,9 kg) (Lê Văn Thông và cs, 2010). Sở dĩ kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả nghiên cứu trên có lẽ do các nghiên cứu đó được thực hiện trong khuôn khổ thí nghiệm với số mẫu ít.

Khối lượng trung bình của bò lai lúc 18 tháng tuổi trong nghiên cứu này ở con đực là 289,5 kg và con cái là 255,6 kg (p<0,05). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thế Huệ (2010) trên bò lai Brahman × Lai Sind nuôi ở Đắk Lắk có khối lượng lúc 18 tháng tuổi ở con đực là 264,8 kg và con cái là 228,9 kg. Đinh Văn Cải

(2006) cho biết bò Brahman trắng thuần được nuôi ở Bình Định lúc 18 tháng tuổi có khối lượng con đực là 286,0 kg và con cái là 280,0 kg, bò lai F1 Brahman đỏ × Lai Sind với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt có khối lượng là 269,2 kg. Lương Anh Dũng (2011) cho biết bò Brahman thuần nuôi ở trung tâm giống Moncada lúc 18 tháng tuổi có khối lượng của con đực là 275,3 kg và con cái là 261,4 kg. Như vậy, có thể thấy khối lượng đàn bò lai Brahman × Lai Brahman nuôi trong nông hộ tại tỉnh Quảng Ngãi có khối lượng tương đối cao.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN-Nguyễn Thị Mỹ Linh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w