Tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHĐTPTVN (Trang 31 - 35)

V. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC

1. Tài trợ xuất khẩu

Hiện nay để tài trợ xuất khẩu các ngân hàng thương mại thường cho vay

bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ để thu mua hàng xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu

hiện nay được áp dụng cụ thể dưới các hình thức sau:

1.1.Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩutheo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng. theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng.

Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng thông thường được áp

dụng trong trường hợp Ngân hàng tài trợ vừa là Ngân hàng thanh toán cho L/C

xuất, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại ngân hàng. Để

giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông

- Khi vay ngân hàng yêu cầu nhà nhà xuất khẩu phải có một số vốn nhất

định cộng thêm với số tiền vay ngân hàng để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất

hàng xuất khẩu. Hàng hoá sẽ làm tài san đảm bảo để tiếp tục vay và được nhập tại

kho ngân hàng hoặc nhập kho mà trước đó ngân hàng và nhà xuất khẩu thoả thuận

và đồng ý, dưới sự giám sát của ngân hàng, muốn xuất hàng ra khỏi kho phải có sự

đồng ý của ngân hàng. Ngân hàng tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền

Ngân hàng tài trợ để đi mua hàng, chế biến sản xuất hàng hoá tiếp tục cứ như vậy

cho đến khi bằng 100% giấ trị hàng xuất. Thông thường ngân hàng chỉ tài trợ

khoảng 70% giá trị lô hàng xuất khẩu.

- Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp với

những điều kiện quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền. Trên

hối phiếu đòi nợ thì ngân hàng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu. Ngân

hàng kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C.

Khi nhận được điện chuyển tiền từ phía ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo

L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ. Trường hợp giữa ngân hàng mở và

ngân hàng thông báo L/C là đại lý có mở tài khoản tiền gửi cho nhau, việc thực

hiện thanh toán bộ chứng từ để thu nợ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, dễ

dàng nên ngân hàng có thể tài trợ mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất bình

- Khi ngân hàng tài trợ không phải là ngân hàng thông báo cũng không

phải là ngân hàng thanh toán, rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi được tài trợ

doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro

trong giao nhận hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục

đích xuất hàng như đã cam kết vay với ngân hàng.

1.2.Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho đến khi

được ghi Có trên tài khoản phải trải qua một khoảng thời gian nhất định để xử lý và

luân chuyển chứng từ. Nhà xuất khẩu cần tiền có thể thương lượng bộ chứng từ để

chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định rõ trong L/C hoặc ở

bất kỳ ngân hàng nào. Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng. Để

đảm bảo cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, ngân hàng thương

mại thường yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua ngân

hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thông báo hoặc vừa là ngân hàng thanh

toán L/C, được thể hiện qua các hình thức sau:

- Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu:

+ Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy

định. Ngân hàng mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao

hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín

với ngân hàng. Số tiền chiết khấu phải nằm trong hạn mức tín dụng.

+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thẩm định về mục

đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán… Ngân hàng kiểm tra bộ chứng

từ một cách cẩn thận và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có thể bị từ

chối thanh toán, ngân hàng khó thu hồi nợ. Ngân hàng kiểm tra sự phù hợp trên bề

mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản đã ghi trong L/C. Ngân hàng xem

xét quyết định tỷ lệ chiết khấu hiện nay vào khoảng 90% giá trị L/C xuất. Tuy

nhiên trên thực tế tuỳ từng ngân hàng, từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định một tỷ

lệ chiết khấu. Có hai hình thức chiết khấu:

 Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu có quyền đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh

toán.

 Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán cho nhà xuất khẩu không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không

được thanh toán.

Hiện nay đa số ngân hàng thực hiện chiết khấu truy đòi.

- Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu:

ứng trước tiền hàng. Thông thường tỷ lệ ứng trước khoảng 50 – 60% giá trị hàng

xuất.

Ngân hàng thực hiện thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi

nợ, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được báo

Có của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tự động ghi Nợ tài khoản tiền gửi của

khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ tiền trong vòng 7 ngày

làm việc ngân hàng sẽ chuyển số tiền chiết khấu hoặc ứng trước sang nợ quá hạn.

Khi được thanh toán từ phía ngân hàng nước ngoài sẽ thực hiện khấu trừ trực tiếp

khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHĐTPTVN (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)