Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHĐTPTVN (Trang 35 - 37)

V. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC

2. Tài trợ nhập khẩu

2.1. Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập

khẩu.

+ Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhập uỷ

thác phải có hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.

+ Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của Nhà

nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại cấp.

+ Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định

và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.

+ L/C hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng

trên là hợp lý, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh

toán lô hàng.

+ Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị của L/C hoặc được bảo

lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy.

+ Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức vay vốn

nước ngoài được ngân hàng nhà nước duyệt.

- Thẩm định hồ sơ mở L/C:

Trên cơ sở thẩm định, ngân hàng quyết định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C

được coi là một hình thức bắt buộc tại ngân hàng thương mại. Ký quỹ nhằm bảo

đảm khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thường mức ký quỹ cao hay

thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Đối tượng khách hàng: khách hàng có uy tín đối với ngân hàng thì mức ký

quỹ thấp và ngược lại.

+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì

mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài, mức ký quỹ

cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng.

+ Loại hàng hoá nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả

hàng hoá trên thị trường. Những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định, giá cả ít

biến động thì mức ký quỹ có thể thấp.

Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên, các định mức ký quỹ L/C ngân hàng sẽ

quyết định mức ký quỹ cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản

ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản thanh toán L/C, theo quy định

hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán. Nếu

không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn vị nhập uỷ thác có thể

kèm đơn xin mua ngoại tệ để ký quỹ hoặc có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ

L/C, hiện nay ở nước ta cho vay ký quỹ L/C rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHĐTPTVN (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)