V. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC
2. Tài trợ nhập khẩu
2.3. Nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh
- Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh được thực hiện trên
tinh thần nghị định 58/CP – ngày 30/3/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế
vay và trả nợ nước ngoài; Quyết định 23/ QĐ - NH14 ngày 21/02/1994 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Hiện nay các nân hàng thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp, thực
ngoài phải lập kế hoạch vay vốn nước ngoài đã có sự đồng ý của cơ quan chủ quản
và nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được cơ quan nhà nước duyệt.
- Hiện nay có nhiều hình thức bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham
gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc… nhưng thực tế bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, đấu thầu rất ít sử dụng. Bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ
yếu tại các ngân hàng, tái bảo lãnh ít được thực hiện. Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu để
tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn, được thực hiện dưới các hình thức
sau:
+ Phát hành thư bảo lãnh .
+ Mở L/C trả chậm.
+ Ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill of exchange) nhận nợ nước ngoài.
+ Ký bảo lãnh lệnh phiếu (Promissory Note) nhận nợ nước ngoài.
+ Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ) lập
nhận nợ nước ngoài.
- Sau đây xin giới thiệu hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến ở
nước ta hiện nay:
+ Bảo lãnh vay vốn bằng cách phát hành thư bảo lãnh.
Hiện nay đa số các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài cho
các doanh nghiệp Việt Nam vay để nhập hàng hoá, máy móc thiết bị do nước đó
Việt Nam phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành
thư bảo lãnh cam kết thanh toán cho nước ngoài nếu doanh nghiệp Việt Nam không
thanh toán tiền khi đến hạn. Trên cơ sở bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam, nhà xuất
khẩu nước ngoài có thể giao dịch với ngân hàng phục vụ của họ để vay vốn thay
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chấp nhận những điều kiện vay vốn của ngân
hàng nước ngoài, doanh nghiệp phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng nước ngoài.
+ Bảo lãnh bằng phát hành L/C trả chậm:
Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian vừa
qua, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đây là hình thứcc vay vốn, tranh thủ vốn nước
ngoài đơn giản và đễ được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hoá, phù hợp trong
hoàn cảnh hiện nay doanh nghiệp đang thiếu vốn.
Theo quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm theo quyết
định số 207- NH7 ngày 01/07/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định:
+ Việc mở L/C trả chậm nhập khẩu, hàng hoá phải phù hợp với chính sách
xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà nước, các quy định hiện hành của Nhà nước liên
quan đến việc vay, trả nợ nước ngoài.
+ Số dư L/C trả chậm ngắn hạn (1 năm trở xuống) phải nằm trong hạn mức
lệ tối đa là 3 lần giữa số dư vay và bảo lãnh vay ngắn hạn nước ngoài (gồm số dư
L/C trả chậm ngắn hạn, số tiền đang bảo lãnh vay ngắn hạn nước ngoài và số dư
vay ngắn hạn nước ngoài) trên vốn tự có của ngân hàng. Ngân hàng không có nợ
quá hạn phát sinh từ nghiệp vụ mở L/C trả chậm.
+ Trích lập quỹ bảo lãnh theo quy định hiện hành về bảo lãnh và tái bảo lãnh
theo quy định:
Quỹ bảo lãnh = 5% Giá trị thực tế bảo lãnh
Giá trị thực tế bảo lãnh = Giá trị ngân hàng bảo lãnh – Giá trị mà bên xin bảo
lãnh ký quỹ tại ngân hàng.
Như vậy tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu xuất hiện như là một yêu cầu khách
quan đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình với hoạt động xuất khập khẩu
cũng như đối với nền kinh tế. Với sự phát triển ngày càng đa dạng và phong phú
của các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu mà ngân hàng thương mại Việt Nam đã
cung cấp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ sản