Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch những năm gần đây

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHĐTPTVN (Trang 51 - 52)

I. VÀI NÉT VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển của sở giao dịch I Ngân hàng Đầu

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch những năm gần đây

đây

3.1. Các hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch:

Sở giao dịch là đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sở giao dịch là cơ quan đại diện cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương giao dịch với khách hàng. Sở có chức năng chuyển tiếp đến các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc các hoạt động mà chi nhánh chưa thực hiện được như: tiếp nhận viện trợ ODA, thanh toán quốc tế, thu thập thông tin về các ngân hàng và thị trường nước ngoài .v.v.. Thông báo các quyết định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương đến các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đồng thời tham mưu cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương về các sản phẩm mới, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách kinh doanh.v.v..

Ngoài ra, Sở giao dịch còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. Sở giao dịch phục vụ các công trình dự án khắp cả nước trong các lĩnh vực: điện lực, dầu khí, viễn thông, xây dựng, công nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ.v.v..

Các dịch vụ chủ yếu của Sở giao dịch bao gồm:

Dịch vụ tín dụng, bảo lãnh:

Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức như huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn, nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn, nhận tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, không kỳ hạn.v.v.. Cho vay trung, dài hạn phục vụ đầu tư phát triển. Cho vay thiết bị theo hình thức thuê tài chính. Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất. Cho vay đồng tài trợ cho các dự án. Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho

nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ.v.v..

Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh thanh toán.v.v..

Dịch vụ thanh toán quốc tế:

Các phương thức thanh toán quốc tế có: thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, D/P), chuyển tiền nước ngoài, mua bán ngoại tệ, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán séc du lịch, tài trợ ủy thác.v.v..

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHĐTPTVN (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)