Trình tự đọc bản vẽ

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề cắt gọt kim loại) (Trang 98)

2- BẢN VẼ LẮP

2.3.2- Trình tự đọc bản vẽ

* Tìm hiểu chung: Trước hết đọc nội dung khung tên các yêu cầu kỹ thuật, phần thuyết minh để bước đầu có khái niệm sơ bộ về nguyên lý làm việc và công dụng của bộ phận lắp.

* Phân tích hình biểu diễn: Đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn và nội dung biểu diễn, hiểu rõ tên gọi của từng hình biểu diễn, vị trí các mặt phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt các phương chiếu của các hình chiếu phụ và hình chiếu riêng pầhn, sự liên quan giữa các hình biểu diễn. Sau khi đọc các hình biểu diễn ta có thể hình dung được các hình dạng của bộ phận lắp.

* Phân tích các chi tiết: Ta lần lượt phân tích từng chi tiết, căn cứ vào số vị trí trong bảng kê để đối chiếu với số vị trí trên các hình biểu diễn và dựa vào các ký hiệu vật liệu giống nhau trên mặt cắt để xác định phạm vi của từng chi tiết ở trên các hình biểu diễn. Khi đọc cần dùng cách phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết. Phải hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết, phương pháp lắp nối và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết.

* Tổng hợp: Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn phân tích từng chi tiết, cần tổng hợp lại để hiểu một cách đầy đủ toàn bộ bản vẽ lắp.

Khi tổng hợp cần trả lời được một số vấn đề sau:

- Bộ phận lắp có công dụng gì? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? - Mỗi hình biểu diễn thể hiện phần nào của bộ phận lắp.

- Các chi tiết lắp với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì? - Cách tháo và lắp bộ phận lắp đó như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề cắt gọt kim loại) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)