5. Đơn tinh thể và đa tinh thể Mục tiêu
HỢP KIM VÀBIẾN ĐỔI TỔ CHỨC Mã chương: MH12
Mã chương: MH12.2
Giới thiệuchương
Trong thực tế, đặc biệt trong cơ khí và xây dựng, người ta không dùng thuần kim loại nguyên chất, nguyên tố hóa học và hợp chất hóa học mà thường là tổ hợp các chất cơ bản trên. Khi hòa trộn các nguyên tố, hợp chất hóa học với nhau bằng cách nấu chảy lỏng chúng, trong quá trình làm nguội tiếp theo các chất đưa vào có những tương tác với nhau, tạo nên cấu trúc mới và do đó có tính chất khác đi, đôi khi khác hẳn, vật liệu trở nên đa dạng hơn, thích ứng hơn trong sử dụng. Chính chương này giải quyết vấn đề đó cho hệ hợp kim (vật liệu kim loại) và các nguyên lý cho hợp kim cũng hoàn toàn thích hợp và ứng dụng được cho hệ vật liệu vô cơ - ceramic và có thể cả cho hệ vật liệu hữu cơ - polyme.
Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm của giản đồ pha, các điểm và các đường giới hạn xảy ra chuyển biến giữa các pha ;
- Mô tả được những chuyển biến trên giản đồ pha Fe –C;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
Nội dung chính
1. Cấu trúc tinh thể của hợp kim
1.1. Khái niệm về hợp kim.
1.2. Dung dịch rắn.
1.3. Pha trung gian.
2. Giản đồ pha của hệ hai cấu tử
2.1. Quy tắc pha và ứng dụng.
2.2. Giản đồ pha và công dụng.
2.3. Giản đồ pha loại I
2.4. Giản đồ pha loại II
2.5. Giản đồ pha loại III
2.6. Giản đồpha loại IV
2.7. Quan hệ giữa dạng giản đồ pha và tính chất của hợp kim. 3. Giản đồ pha Fe - C (Fe- Fe3C)
3.1. Tương tác giữa Fe- C.