- Trình bày được khái niệm của giản đồ pha, các điểm và các đường g i ới hạn xảy ra chuyển biến giữa các pha ;
2. Giản đồ pha của hệ hai cấu tử Mục tiêu
2.1. Quy tắc pha và ứng dụng
Trạng thái cân bằng của hệ được xác định bởi các yếu tố bên trong (thành phần hóa học) và bên ngồi (nhiệt độ, áp suất), tuy nhiên trong đó các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau.
Bậc tự do là số lượng các yếu tố độc lập có thể thay đổi được trong giới hạn xác định mà không làm thay đổi trạng thái của hệ, tức là không làm thay đổi số pha đã có. Quan hệ giữa số pha P (phase), số cấu tử C (component) và số bậc tự do F (freedom) được xác định bằng định luật hay quy tắc pha của Gibbs (bằng
tốn học có thể chứng minh được quy tắc này). Do việc nghiên cứu và sử dụng vật liệu thường diễn ra trong khí quyển nên ảnh hưởng của áp suất khơng được tính đến nên số yếu tố bên ngồi chỉ cịn lại một (là nhiệt độ) và quy tắc pha có dạng sau:
F = C - P + 1
Nếu F = 0 hệ là vơ biến, khơng có yếu tố nào có thể thay đổi được, lúc đó P = C + 1 (số pha nhiều hơn số cấu tử là một). Ví dụ kim loại nguyên chất (C = 1) khi nóng chảy hay kết tinh tồn tại hai pha (P = 2, lỏng, rắn), số bậc tự do bằng không (F = 1 - 2 + 1), điều này chứng tỏ kim loại nguyên chất kết tinh hay nóng chảy ln xảy ra ở nhiệt độ khơng đổi.
Nếu F =1 hệ là đơn biến, chỉ có một yếu tố (hoặc là nhiệt độ hoặc là thành phần) có thể thay đổi được, lúc đó P = C (số pha bằng số cấu tử). Ví dụ, hợp kim
Cu - Ni ở nhiệt độ thường có tổ chức là dung dịch rắn, khi nung nóng sẽ chảy thành dung dịch lỏng, vậy trong q trình nóng chảy số pha của hợp kim là hai (dung dịch rắn, lỏng), số bậc tự do bằng một (F = 2 - 2 + 1), điều này chứng tỏ quá trình trên xảy ra trong một khoảng nhiệt độ (tức là nhiệt độ biến đổi) hoặc là tại một nhiệt độ nào đó trong q trình nóng chảy ta có thể thay đổi chút ít thành phần (thêm bớt Cu, Ni) mà vẫn giữ cho hợp kim ở trạng tháihai pha này.
Nếu F = 2 hệ là nhị biến, cùng một lúc có thể thay đổi cả hai yếu tố nhiệt độ và thành phần, lúc đó P = C - 1 (số pha ít hơn số cấu tử là một). Ví dụ, phần lớn các hệ hai cấu tử ở trạng thái lỏng đều hịa tan vơ hạn vào nhau nên lúc đó chỉ có một pha là dung dịch lỏng và số bậc tự do bằng hai (F = 2 - 1 + 1), điều này chứng tỏ ở trạng thái lỏng của hệ ta có thể thay đổi đồng thời nhiệt độ và thành phần khá dễ dàng mà vẫn chỉ tồn tại một pha.
Rất thường gặp các trường hợp kể trên khi khảo sát giản đồ pha. Cần chú
ý
rằng số bậc tự do khơng thể có giá trị âm, giá trị nhỏ nhất là bằng không, do vậy số pha nhiều nhất của hệ ở trạng thái cân bằng là Pmax = C + 1 tức là không thể lớn hơn số cấu tử quá một đơn vị. Như vậy trong hệ một cấu tử Pmax = 2, hai cấu tử Pmax= 3, ba cấu tử Pmax = 4...Điều này giúp ích rất nhiều cho việc xác định các pha của hệ; ví dụ trong hệ hai cấu tử từ một pha chỉ có thể tạo ra tối đa hai pha khác.