Máy chuyển quán tính

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nâng chuyển (Trang 142 - 143)

Đƣợc dùng rộng rãi trong công nghiệp để vận chuyển các loại vật liệu, kể cả vật liệu có nhiệt độ cao. Theo nguyên tắc làm việc chia ra hai loại. Máy với áp suất của vật lên máng không đổi và máy áp suất thay đổi.

a. Máy quán tính áp suất không đổi (hình 3.16)

A B

O C v

Hình 3.16: Máy chuyển áp suất không đổi

Gồm có máng 1 đặt trên các con lăn hoặc bi, chuyển động qua lại nhờ cơ cấu 2 tay quay. Đó là cơ cấu 4 thanh OABC trong đó tay quay OA quay đều, còn tay quay BC quay không đều và truyền chuyển động cho máng qua thanh truyền.

Máng chuyển động với gia tốc của nó sẽ thay đổi. Điều kiện di chuyển vật liệu:

- Khi máng dịch chuyển lên phía trƣớc: mgfo > mj1 - Khi máng dịch chuyển về phía sau: mgf < mj2 Trong đó:

fo và f –hệ số ma sát tĩnh và động của vật liệu lên máng.

j1 và j2–gia tốc của máng khi chuyển động lên trƣớc và về sau.

Máng chuyển quán tính với áp suất không đổi có biên độ giao động 150 ÷ 300mm và số chu kỳ trong một phút 50 ÷ 100.

b. Máy quán tính áp suất thay đổi (hình 3.17)

Máy gồm có máng 1 bằng thép chuyển động qua lại trên các thanh tựa 2 nhờ cơ cấu tay quay 3. Vì các thanh tựa đặt nghiêng, nên khi chuyển động lên phía trƣớc máng cùng vật liệu trên đó đƣợc nâng lên một ít, khi lùi về sau thì hạ xuống một ít, do đó mà áp suất khi tăng khi giảm. Khi chuyển động lên trƣớc áp suất tăng, lực ma sát cũng tăng, các hạt vật liệu di chuyển cùng với máng. Khi chuyển động lùi về sau, áp suất giảm, lực ma sát cũng giảm, máng sẽ chuyển dộng tách rời khỏi vật liệu.

V

143

Ở các máy này có thể có hai trƣờng hợp chuyển động của vật liệu: các hạt vật liệu chuyển động không bay khỏi máng và có bay khỏi máng.

Thƣờng biên độ giao động của các máy này là 30 ÷ 40 mm và số chu kỳ trong một phút là 300 ÷ 400.

Năng suất các máy quán tính theo công thức chung Q = 3600Svγ (t/h)

Trong đó:

S = B.h –diện tích tiết diện dòng vật liệu trong máng, m2, chiều cao lớp vật liệu trong máng h lấy bằng 20 ÷ 30 mm đối với vật liệu bột và h = 40 ÷ 60 mm với vật liệu cục.

v – vận tốc trung bình của vật liệu m/s tùy chọn theo f – hệ số ma sát giữa vật liệu và máng:

f 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8

v

(m/s) 0,13÷0,14 0,2÷0,25 0,27÷0,32 0,33÷0,38 0,35÷0,4 0,38÷0,42 0,42÷0,45 Công suất trạm dẫn máy quán tính có thể tính gần đúng theo hệ số kinh nghiệm về lực cản chuyển động C

Q.L

N = C kW

360 C = 1,5

Ngoài ra cũng có thể xác định gần đúng công suất theo công thức kinh nghiệm N = 0,000133Go kW

với Go–trọng lƣợng vật liệu và máng, N.

Các máy quán tính thƣờng chỉ dùng để vận chuyển ngang không đặt nghiêng.

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nâng chuyển (Trang 142 - 143)