Cơ cấu nâng

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nâng chuyển (Trang 78 - 79)

Tùy kiểu, công dụng và tính chất công việc của máy trục, các cơ cấu của nó có thể đƣợc dẫn động bằng tay, bằng động cơ điện, máy hơi nƣớc, động cơ đốt trong, máy thủy lực và khí nén. Tốt nhất nên dùng động cơ điện vì:

- Có thể đặt động cơ cho từng cơ cấu riêng nhau do đó kết cấu và điều khiển các cơ cấu đƣợc đơn giản.

- Kinh tế hơn nhiều so với các động cơ khác.

- Dễ điều chỉnh vận tốc, tiện lợi khi cần cho chạy ngƣợc chiều.

- Điều khiển động cơ điện an toàn và đơn giản, các thiết bị an toàn có kết cấu đơn giản, làm việc bảo đảm, không đòi hỏi các thao tác chuẩn bị trƣớc khi mở máy.

- Có khả năng làm việc quá tải nhiều trong thời gian ngắn.

Các loại động cơ khác (hơi nƣớc, đốt trong) dùng ở những nơi không có điều kiện, khó dẫn điện đến hoặc khi tại chỗ có nhiên liệu rẻ. Song trong những điều kiện này ngƣời ta cũng có xu hƣớng tìm các biến thành năng lƣợng điện để sử dụng cho máy trục (dùng hệ thống máy phát động cơ).

Trong động cơ điện thì tốt hơn cả là dùng động cơ điện một chiều, vì nó cho phép điều chỉnh vận tốc trong giới hạn lớn. Động cơ điện một chiều dùng trong máy trục là động cơ kiểu MN; song muốn sử dụng các động cơ này cần phải có thiết bị đặc biệt để biến dòng xoay chiều thành dòng một chiều. Chính vì thế mà trong máy trục dùng phổ biến là động cơ điện xoay chiều. Các loại động cơ điện xoay chiều dùng cho máy trục có các kiểu:

- MT - Động cơ điện xoay chiều kiểu dây cuốn - M - Động cơ điện xoay chiều kiểu lồng sóc Trong đó chủ yếu dùng loại MT.

Ngoài các loại động cơ điện chuyên dùng kể trên, trong máy trục cũng còn dùng các loại động cơ điện không đồng bộ công dụng chung (AO, AOC, AK, AOK).

79

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nâng chuyển (Trang 78 - 79)