- Khả năng tập trung
3. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý của ng−ời lao động phát sinh do tác động th−ờng xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc tr−ng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp, công việc đó trong quá trình lao động. Ví dụ: bệnh bụi phổi Silic, Anthracose xuất hiện ở ngành khai thác đá, khai thác mỏ...
Từ khi lao động xuất hiện, con ng−ời có thể bắt đầu bị bệnh nghề nghiệp khi phải chịu ảnh h−ởng của các tác hại nghề nghiệp, nhất là trong lao động nặng nhọc (cơ khí, hầm mỏ...). Tuy nhiên, các bệnh này th−ờng xảy ra từ từ và mãn tính. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh đ−ợc mặc dù có một số bệnh khó cứu chữa và để lại di chứng. Các nhà khoa học đều cho rằng ng−ời lao động bị bệnh nghề nghiệp phải đ−ợc h−ởng các chế độ bồi th−ờng về vật chất để có thể bù đắp đ−ợc phần nào thiệt hại cho họ khi mất
2000 3000 3000 4000 5000 6000 Số sai s ót xả y ra Số sai sót
đi một phần sức lao động do bệnh đó gây rạ Cần thiết phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng trong khả năng của y học.
Các quốc gia đều công bố danh mục các bệnh nghề nghiệp đ−ợc bảo hiểm và ban hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhaụ Đến năm 2006, Việt Nam đã công nhận 25 bệnh nghề nghiệp đ−ợc bảo hiểm...
danh mục bệnh nghề nghiệp đ−ợc h−ởng
bảo hiểm của việt nam
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi do Silic; 2. Bệnh bụi phổi do Amiăng; 3. Bệnh bụi phổi bông;
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp; 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp.
Nhóm II: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
1. Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ; 2. Bệnh điếc nghề nghiệp;
3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp; 4. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
Nhóm III: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
1. Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì;
2. Bệnh nhiễm độc Benzen và đồng đẳng của Benzen; 3. Bệnh nhiễm độc Hg và hợp chất của Thuỷ ngân; 4. Bệnh nhiễm độc Mangan và hợp chất của Mangan; 5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen);
6. Bệnh nhiễm độc Asen và hợp chất Asen; 7. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp;
8. Bệnh nhiễm độc hoá chất, thuốc trừ sâu nghề nghiệp; 9. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
Nhóm IV: Các bệnh về da nghề nghiệp
1. Bệnh sạm da nghề nghiệp;
2. Bệnh loét dạ dày, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc; 3. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp; 4. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Bệnh lao nghề nghiệp;
2. Bệnh viên gan do virus nghề nghiệp;
3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.