- Khả năng tập trung
5. Phòng chống bụi trong sản xuất cơ khí
5.1. Khái niệm
+ Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích th−ớc lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không khí d−ới dạng bụi bay hay bụi lắng; bụi bay nằm lơ lửng trong không khí gọi là aerozon, còn khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đó thì gọi là aerogen.
+ Phân loại bụi:
- Theo nguồn gốc: nh− bụi hữu cơ từ lụa, len, dạ, tóc... bụi vô cơ nh− bụi kim loại, amiăng, bụi vôị.. bụi nhân tạo từ nhựa hoá học, cao sụ
- Theo kích th−ớc hạt bụi: hạt bụi có kích th−ớc nhỏ hơn 10àm gọi là bụi bay, hạt bụi có kích th−ớc lớn hơn 10àm gọi là bụi lắng, hạt bụi có kích th−ớc từ 0,1 ữ 10àm gọi là mù, hạt bụi có kích th−ớc từ 0,001 ữ 0,1 àm gọi là khói, nó có chuyển động Brao (Brown) trong không khí.
Hạt bụi có kích th−ớc lớn hơn 50àm chỉ bám ở lỗ mũi mà không gây tác hại cho phổi, hạt bụi từ 10 ữ 50àm vào sâu hơn, nh−ng vào phổi không đáng kể, các hạt bụi có kích th−ớc nhỏ hơn 10àm có tác hại nhiều nhất đối với phổị - Theo tác hại của bụi: bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, benzen...); bụi gây dị ứng, viêm mũi, hen, viêm họng nh−: bụi bông, gai, len, phân hoá học, bụi gỗ; bụi gây ung th− nh− nhựa đ−ờng, phóng xạ, các hợp chất brôm; bụi gây nhiễm trùng nh−: bụi lông, bụi x−ơng, một số bụi kim loạị..; bụi gây xơ phổi nh−: bụi silic, amiăng.
+ Độ phân tán của bụi: là trạng thái của bụi trong không khí, nó phụ thuộc vào kích th−ớc, trọng l−ợng hạt bụi vào sức cản của không khí. Với hạt bụi có kích th−ớc nhỏ hơn 0,1àm thì có chuyển động Brao trong không khí.
+ Sự nhiễm điện của bụi:
D−ới tác động của một điện tr−ờng mạnh các hạt bụi sẽ bị nhiễm điện và sẽ bị cực của điện tr−ờng hút với những vận tốc khác nhau phụ thuộc vào kích th−ớc hạt bụị Tính chất này của bụi đ−ợc ứng dụng để lọc bụi bằng điện.
+ Tính lắng trầm nhiệt của bụi:
Cho một luồng khói bụi đi qua một ống dẫn từ vùng nóng chuyển sang vùng lạnh hơn, phần lớn khói bị lắng trên bề mặt ống lạnh, hiện t−ợng này là do các phần tử khí giảm vận tốc từ vùng nóng sang vùng lạnh. Sự lắng trầm của bụi đ−ợc ứng dụng để lọc bụị
5.2. Tác hại của bụi
Bụi gây ra các bệnh về đ−ờng hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh về đ−ờng tiêu hoá...
Các hạt bụi có kích th−ớc lớn hơn 5àm thì bị giữ lại ở hốc mũi đến 90%. Các hạt bụi nhỏ hơn vào tận phế nang, ở đây bụi bị các lớp thực bào bao vây và diệt khoảng 90%, số còn lại đọng ở phổi và gây ra bệnh bụi phổi hay các bệnh khác.
Bệnh nhiễm bụi phổi th−ờng gặp ở những công nhân khai thác, vận chuyển quặng đá, kim loại, than... Bệnh silicose là bệnh phổi do nhiễm bụi silic th−ờng gặp ở những công nhân khoan đá, thợ mỏ... bệnh này chiếm 40 ữ 70% trong các bệnh về phổi; ngoài ra còn có bệnh asbestose (nhiễm bụi amiăng), athracose (nhiễm bụi than)...
Các bệnh ngoài da: gây kích thích da, gây mụn nhọt, lở loét nh−: bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâụ
Bệnh đ−ờng hô hấp nh−: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản... Tổn th−ơng đến mắt, bụi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, bỏng mắt...
Bệnh đ−ờng tiêu hoá gây ra tổn th−ơng niêm mạc, rối loạn tiêu hoá.
5.3. Các biện pháp phòng chống
+ Cơ khí hoá và tự động hoá để có thể không tiếp xúc với bụi, nh− khi đóng bao gói ximăng, các băng tải trong ngành than, các máy hút bụi ở những khâu cần thiết trong gia công cơ khí.
+ áp dụng ph−ơng pháp công nghệ mới
Trong phân x−ởng đúc làm sạch bằng n−ớc thay cho làm sạch bằng cát; thay ph−ơng pháp trộn khô bằng ph−ơng pháp trộn −ớt trong ngành luyện kim.
+ Đề phòng bụi cháy nổ
Nồng độ bụi đến một giới hạn có thể gây nổ; những tác nhân kích thích nh−: tia lửa điện, diêm, tàn lửa cũng có thể gây ra nổ trong môi tr−ờng có bụị..
+ Vệ sinh cá nhân
Phải có trang bị bảo hộ lao động để phòng chống bụi, nhiễm độc và phóng xạ. Chú ý khâu vệ sinh cá nhân, khám sức khỏe định kỳ cho ng−ời lao động.
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị lọc bụi bằng tĩnh điện