Mục tiêu:
- Trình bày phương pháp truyền động đai và phương pháp điều chỉnh sức căng đai.
- Phân tích ưu nhược điểm của truyền động đai
- Phân biệt các loại dây đai và các kiểu truyền động đai
- Tích cực, chủ động trong học tập
1.1. Phương pháp truyền động
Truyền động đai là truyền động bằng ma sát gián tiếp, trong đó chuyển động và tải trọng được truyền từ bánh dẫn sang bánh bị dẫn qua dây đai mềm, đàn hồi.
Cấu tạo chính của bộ truyền động đai gồm có: bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2, dây đai 3. Ngoài ra còn có thêm bộ phận căng đai (không biểu diễn trên hình vẽ)
40
1.2. Ưu nhược điểm của truyền động đai.
Ưu điểm:
- Có khả năng truyền chuyển động và tải trọng giữa các trục xa nhau.
- Làm việc êm không ồn.
- Giữ được an toàn cho máy khi bị qúa tải vì khi đó đai trượt trơn trên bánh đai.
- Kết cấu đơn giản, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Khuôn khổ kích thước lớn. Với điều kiện làm việc như nhau thì riêng đường kính bánh đai đã gấp 5 lần đường kính bánh răng .
- Tỉ số truyền không ổn định vì có trượt đàn hồi giữa đai và bánh đai.
- Lực tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai.
- Tuổi thọ thấp khi làm việc với vận tốc cao.
Phạm vi sử dụng
Được dùng để truyền công suất N 40 - 50 kW, vận tốc v = 5- 30m/s.
Thường được bố trí ở cấp nhanh, bánh dẫn lắp với trục động cơ.
1.3. Phân loại dây đai
- Theo đặc điểm cấu tạo (mặt cắt ngang và cấu tạo ngoài), truyền động đai được chia thành: đai dẹt, đai thang, đai tròn, đai hình lược (đai nhiều chân), và đai răng.
+ Đai dẹt có tiết diện là hình chữ nhật(hình 11.2a)
+ Đai thang có tiết diện là hình thang cân, góc ở đỉnh =400(hình
11.2b)
+ Đai tròn có tiết diện là hình tròn(hình 11.2c)
+ Đai lược có nhiều chân phân bố dọc theo chiều rộng, ở mặt trong của đai. (hình 5.2d)
+ Đai răng có nhiều răng phân
bố theo chiều dài, ở mặt trong của đai. (hình 11.2e)
Trong đó,đai dẹt và đai thang được dùng phổ biến hơn cả, đai tròn chỉ được dùng khi công suất nhỏ, đai lược và đai răng dùng khi công suất lớn hoặc
Hình 11.2
cần phải đảm bảo làm việc với tỉ số truyền ổn định, khuôn khổ kích thước nhỏ gọn.
1.4. Các kiểu truyền động đai
Theo quy luật biến đổi chuyển động, truyền động đai được chia thành:
- Truyền động giữa các trục song song cùng chiều (hình 11.1)
- Truyền động giữa các trục song song ngượcchiều (hình 11.3a)
- Truyền động giữa các trục chéo nhau (hình 11.3b)
- Truyền động giữa các trục giao nhau(vuông góc nhau) (hình 11.3c) - Truyền động có nhiều trục bị dẫn (hình 11.3d)
1.5. Phương pháp điều chỉnh sức căng đai.
Do dây đai là dây mềm nên sau một thời gian làm việc sẽ bị dãn. Vì vậy phải có các biện pháp căng đaiđể khắc phục. Bộ phận căng đai, tạo lực căng ban đầu kéo căng hai nhánh đai. Có một số biện pháp căng đai thường gặp:
- Dùng trọng lượng động cơ (Hình 11.4a)
- Dùng vít để căng đai (Hình 11.4
b)
- Dùng gối dỡ tự căng (căng đai bằng đối trọng) (Hình 11.4 c) 2 1 a 2 1 b 2 c 2 1 2 d Hình 11.3
42