Sự trượt của đai.

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp chi tiết, cụm chi và thiết bị cơ khí (nghề bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) (Trang 48)

3. Những vấn đề cơ bản trong lý thuyết truyền động đai.

3.4. Sự trượt của đai.

Thí nghiệm trượt đai (hình 11.9). Trọng lượng G của hai vật năng tương đương với lực căng F0. Dây đai dãn đều và tiếp xúc với bánh đai trên cung AB giữ bánh đai cố định. Đánh dấu các vị trí tương đối giữa dây đai với bánh đai bằng các vạch màu.

Treo thêm vật nặng G1vào nhánh trái của dây đai, nhánh trái sẽ bị dãn dài thêm một đoạn. Các vạch màu giữa dây đai với bánh đai trên cung AC bị lệch nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trượt đàn hồi của dây đai. Cung AC gọi là cung trượt, cung CB

không có hiện tượng trượt gọi là cung tĩnh. Lực Fmstrên cung AC vừa đủ để cân bằng với trọng lượng G1của vật nặng.

Sự trượt đàn hồi xảy ra do dây đai biến dạng đàn hồi. Dây đai càng mềm thì dãn càng nhiều và trượt càng lớn. Tăng dần giá trị của G1thì điểm C tiến dần đến điểm B. Khi điểm C trùng với điểm B, lúc đó Fmstrên cung AB cũng bằng

G1. Đây là trạng thái tới hạn củadây đai, G1gọi là tải trọng giới hạn.

Tiếp tục tăng G1, dây đai sẽ chuyển động về phía trái, trượt trên bánh đai. Đây là hiện tượng trượt trơn. Lúc này lực Fmskhông đủ lớn để giữ dây đai. .

Làm thí nghiệm ngược lại với nhánh đai bên phải. Quan sát các vạch màu, ta nhận thấy cung trượt luôn nằm ở phía nhánh đai đi ra khỏi bánh đai.

Trong bộ truyền đai, trên bánh đai dẫn cung trượt nằm về phía nhánh đai bị dẫn, trên bánh đai bị dẫn cùng trượt nằm ở phía nhánh đai dẫn. Tải trọng ngoài càng tăng lên thì cung trượt càng tăng. Nếu tiếp tục tăng tải trọng đến khi cung trượt chiếm chỗ toàn bộ cung tĩnh, sẽ xảy ra trượt hoàn toàn, ta gọi là trượt trơn. Vậy hiện tượng trượt trơn xảy ra khi bộ truyền bị quá tải, khi đó bánh bị dẫn dừng lại và hiệu suất của bộ truyền bàng không.

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp chi tiết, cụm chi và thiết bị cơ khí (nghề bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)