4.1- Khái niệm
Cơ cấu cam –cần đẩy gồm có ba khâu:
Khâu 1 gọi là cam, thường có chuyển động quay đều, truyền động cho khâu bị dẫn 2 gọi là cần đẩy có truyền động tịnh tiến thẳng đi lại thông qua con lăn tỳ trên mặt cam, khâu còn lại gọi là giá.
Nếu quỹ đạo của cần đẩy đi qua tâm quay của cam, ta có cơ cấu cam –cần đẩy
trùng tâm (hình 3.23 a). Nếu quỹ đạo của cần cách tâm quay của cam một khoảng e thì gọi là cơ cấu cam –cần đẩy lệch tâm, khoảng cách e gọi là tâm sai (hình 3.23 b).
Hình 3.23
4.2- Ứng dụng
Cơ cấu cam – cần đẩy biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến,
được dùng trong các mắt cắt kim loại tự động, trong cơ cấu điều tiết nhiên liệu của
động cơ đốt trong, trong các máy dệt và các máy công nghiệp khác.
(Hình 3.24) là sơ đồ máy cuốn chỉ, cam 1 quay làm cần đẩy 2 tịnh tiến thẳng đi lại, trên đầu B của cần đẩy có luồn chỉ để rải đều sợ chỉ vào ống 3, đồng thời truyền
động phối hợp qua bộ truyền trục vít – bánh vít để đảm bảo tốc độ quay của ống chỉ
với hành trình kép của cần đẩy.
Hình 3.25là sơ đồ cơ cấu phân phối khí xupáp kiểu đặt dùng trong động cơ đốt trong
Hình 3.25: Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp đặt 1. Đế xupáp; 2. Xupáp; 3. Ống dẫn huớng; 4. Lò xo; 5. Móng hãm;
6. Bulông điều chỉnh; 7. Đai ốc hãm; 8. Con đội; 9. Cam
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu như sau:
- Khi động cơ làm việc, trục khuỷu động cơ thông qua cặp bánh răng dẫn động
làm cho trục cam và vấu cam (9) quay theo.
- Khi cam quay từ vị trí thấp nhất tới vị trí đỉnh cao nhất của vấu, cam tiếp xúc với con đội (8), đẩy con đội đi lên, đẩy xupáp đi lên mở cửa nạp (hoặc xả). Lúc này lò xo (4) của xupáp bị nén lại.
- Khi cam quay từ vị trí đỉnh cao nhất về vị trí thấp nhất, nó vẫn tiếp xúc với con đội, lò xo (4) giãn ra và nhờ sức căng của lòxo đẩy xupáp chuyển động đóng kín cửa nạp (xả) . Kết thúc quá trình nạp (xả) của động cơ..