Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn đứng

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn MIGMAG cơ bản (nghề hàn) (Trang 61 - 64)

- Khi hàn vật hàn có chiều dày tương đối lớn, nhiệt lượng của hồ quang

4. Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn đứng

Tuỳ theo chiều dày của vật hàn mép hàn có thể được vát theo dạng chữ chữ V hàn từ một phía, chữ X hàn từ hai phía.

Mối hàn đứng giáp mối vát mép hàn ở vị trí hàn đứng là một trong những mối hàn tương đối khó thực hiện vì kim loại thường bị chảy xệ xuống phía dưới, ở lớp lót chân mối hàn rất dễ bị ngậm xỉ và ngấu không đều nếu không duy trì tốt các chuyển động của mỏ hàn, đầu dây hàn.

Để phòng tránh các khuyết tật trên cần:

- Giảm cường độ dòng điện hàn, giảm điện áp hàn so với khi hàn bằng cho thích hợp.

- Chia mối hàn thành nhiều lớp, nhiều đường, hàn mối hàn từ dưới lên.

- Tăng tốc độ hàn.

- Chọn các phương pháp đưa mỏ hàn hợp lý tránh tập trung nhiệt, các phương pháp dao động thường sử dụng là: Dao động theo hình răng cưa, bán nguyệt.

- Chọn chiều dài hồ quang ngắn.

5.Bài tập ứng dụng

62

Hình 2.1:Bài tập ứng dụng hàn đứng giáp mối không vát mép

Vật liệu:

- Thép CT3: 200x100x10 - Dây hàn MG51T Ø 1mm

Yêu cầu kỹ thuật:

- Mối hàn ngấu không bị khuyết tật:rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh. - Mối hàn thẳng trục, không lệch cạnh

- Bắt đầu, kết thúc được điền đầy.

- Kích thước: b = 1214; a = 23; c1 =1,5 2,5; c2 =11,5. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

Các bước thực hiện

5.1. Đọc, nghiên cứu bản vẽ

Tìm hiểu các thông số: Vật liệu, kích thước hình dạng phôi, hình dạng liên kết, kích thước mối hàn chọn phương án thực hiện.

5.2. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Búa nguội, búa gõ xỉ, bàn chải sắt, thước lá, ke góc, kìm cặp phôi, kìm cắt dây, mặt nạ hàn, kính hàn. Yêu cầu các dụng cụ đang sử dụng tốt.

63 - Phôi: Nắn sửa phôi, làm sạch phôi: Làm sạch mép vật hàn và xung quanh - Phôi: Nắn sửa phôi, làm sạch phôi: Làm sạch mép vật hàn và xung quanh mép vật hàn trước khi hàn. Yêu cầu vật hàn phải được làm sạch dầu mỡ bụi bẩn gỉ sét.

- Nơi làm việc: Bố trí nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, các dụng cụ được sắp xếp hợp lý. 5.3. Chọn chế độ hàn - Đường kính dây hàn: 11,2 (mm) - Cường độ dòng điện hàn : Lớp 1 Ih=80100A; lớp 2 Ih=100120A - Điện áp hàn: Uh=2024 V. - Vhkhoảng 4050 cm/phút. - Lưu lượng khí hàn: 812 l/phút. - Tầm với điện cực: 710mm 5.4. Gá đính và hàn

- Gá đính: Hai chi tiết gá đính đúng vị trí, dạng liên kết, tạo góc biến dạng trước giữa hai chi tiết khoảng 2030(hình 5)

15 20 20 15 20 2°÷ 3° Hình 2.2:Gá đính vật hàn - Tiến hành hàn:

+ Lớp 1: Dao động mỏ hàn theo hình răng cưa hoặc bán nguyệt, góc độ mỏ hàn vuông góc với hai chi tiết và tạo với trục đường hàn 1 góc 700800(hình 5), để tránh hiện tượng dây hàn bị lồi ra phía sau cần chú ý khi chuyển động đầu

dây hàn luôn quét sát mép trên của bể hàn

+ Lớp sau: Để cho vật hàn nguội bớt sau đó tiến hành làm sạch xỉ hàn mới được hàn lớp sau, dao động mỏ hàn theo hình răng cưa có điểm dừng ở hai cạnh

64

để tránh mối hàn bị cháy cạnh, dao động nhanh hơnlớp 1 để tránh mối hàn bị lồi giữa quá cao

70°÷80° °

Hình 2.3:Góc độ mỏ hàn khi hàn đứng vát mép chữ V

5.5. Kiểm tra đánh giá

Sau khi hàn để vật hàn tương đối nguội tiến hành kiểm tra mối hàn.

- Dùng các loại dưỡng, thước kiểm tra độ phẳng của liên kết, độ sai lệch giữa các chi tiết, độ lồi phía sau của mối hàn.

- Dùng dưỡng kiểm tra kích thước của mối hàn, kết hợp quan sát ngoại dạng bằng mắt để biết được các khuyết tật của mối hàn.

- Để kiểm tra bên trong mối hàn có thể áp dụng các phương pháp kiểm tra

tiên tiến như: Siêu âm, chụp X quang.

- Để kiểm tra độ bền có thể dùng các phương pháp kiểm tra phá hủy như thử uốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn MIGMAG cơ bản (nghề hàn) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)