Kỹ thuật hàn góc ở vị trí bằng (Hàn MAG, MIG)

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn MIGMAG cơ bản (nghề hàn) (Trang 33 - 36)

5.1. Bài tập ứng dụng

34 Hình 3.3: Bài tập ứng dụng hàn góc chữ T Hình 3.3: Bài tập ứng dụng hàn góc chữ T Vật liệu: - Thép: CT3 kích thước như hình vẽ. - Dây hàn thép ệ 1mm Yêu cầu:

- Mối hàn ngấu đều, không có khuyết tật rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn.

- Mối hàn đều cạnh, bắt đầu kết thúc được điền đầy.

- Đảm bảo kích thước mối hàn: K = 4 ữ 6mm, c = 0,5 ữ 1,5mm.

- Đảm bảo an toàn.

5.2. Các bước thực hiện

5.2.1. Đọc, nghiên cứu bản vẽ

Nghiên cứu bài tập ứng dụng, tìm hiểu kích thước các chi tiết, dạng mối ghép, yêu cầu đối với mối hàn, lựa chọn phương pháp thực hiện bài tập.

5.2.2. Chọn chế độ hàn

- Đường kính điện cực (dây hàn): 1mm

- Cường độ dòng điện hàn, điện áp hồ quang, vận tốc hàn: I = 150 ữ 170 A, U = 22 ữ 24 V, vận tốc: 45 ữ 55cm/phút - Lưu lượng khí: 10 ữ 15lít/phút

- Tầm với điện cực: 7 ữ 10mm

Kiểm tra lưu lượng khí bằng cách ấn nút kiểm tra khí ở vị trí [CHECK] trên bảng điều khiển của nguồn hàn, sau khi điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp ấn nút đó trở về vị trí [WELD]

* Chú ý: Để lựa chọn chính xác chế độ hàn, cần hàn thử và điều chỉnh lại cho phù hợp. Bật chế độ lấp rãnh hồ quang ở vị trí [ON] để điền đầy rãnh hàn ở vị trí đầu và cuối đường hàn.

5.2.3. Tiến hành hàn

- Tư thế hàn: Có thể chọn tư thế đứng hoặc ngồi để hàn.

- Lựa chọn hướng hàn, phương pháp đưa mỏ hàn: Lớp thứ nhất đưa mỏ hàn theo đường thẳng hướng hàn phải, lớp sau đưa mỏ hàn theo hình răng cưa có

35

điểm dừng ở hai cạnh mối hàn, điểm dừng ở cạnh trên lâu hơn dừng ở cạnh dưới.

- Góc độ mỏ hàn chia đều góc tạo bởi hai chi tiết và tạo với trục đường hàn một góc khoảng 700ữ 800

Chú ý: Khi hàn góc mối hàn rất dễ bị cháy cạnh trên và chảy tràn cạnh dưới và góc quan sát hẹp vì vậy phải chọn vị trí quan sát tốt nhất và điều chỉnh kim loại nóng chảy ở bể hàn hợp lý.

5.3. Các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân và cách phòng tránh

5.3.1.Rỗ khí:

- Nguyên nhân:

+ Lưu lượng khí bảo vệ không đủ làm cho các khí xung quanh xâm nhập vào mối hàn. Rỗ khí có thể xuất hiện ngay trên bề mặt mối hàn hoặc xuất hiện cả bên trong của mối hàn.

+ Mép hàn được làm sạch chưa tốt còn dính các bụi bẩn, dầu mỡ. + Vị trí hàn bị ảnh hưởng của gió tự nhiên, hoặc của quạt thông gió.

- Cách phòng tránh:

+ Chọn lưu lượng khí phù hợp, kiểm tra lại sau khi chọn. Vệ sinh đầu chụp khí, loại bỏ hết các hạt kim loại bắn tóe để khí bảo vệ phun ra từ đầu chụp ổn định, sử dụng thêm chất chông bắn tóe hạn chế kim loại bám dính vào đầu chụp

khí.

+ Làm sạch vật hàn đến khi loại bỏ hết ô xit, bụi bẩn, dầu mỡ.

+ Khi sử dụng quạt thông gió hoặc làm việc ở nói có gió tự nhiên phải che chắn đảm bảo khí bảo vệ không bị thổi tạt trong quá trình hàn.

5.3.2. Mối hàn cháy cạnh, chảy tràn

- Nguyên nhân:

+ Dòng điện hàn lớn.

+ Khi dao động thời gian dừng ở cạnh trên quá ngắn hoặc không dừng. + Góc độ mỏ hàn chưa đúng hướng nhiều xuống cạnh dưới.

36

+ Chọn dòng điện hàn phù hợp với chiều dày, phù hợp với đường kính dây và khe hở giữa hai chi tiết. Sau khi lựa chọn có thể hàn thử trên tấm phẳng và quan sát bể hàn xem lượng kim loại nóng chảy có phù hợp không và điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

+ Dao động mỏ hàn duy trì thời gian dừng ở hai cạnh hợp lý. + Duy trì góc độ mỏ hàn đối với hai chi tiết đều nhau.

5.3.2. Mối hàn không ngấu

- Nguyên nhân

+ Dòng điện hàn nhỏ + Tốc độ hàn lớn

- Cách phòng tránh

+ Tăng dòng điện hàn cho phù hợp thử lại điện áp + Giảm tốc độ hàn.

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn MIGMAG cơ bản (nghề hàn) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)