Thực trạng pháp luật quy định về thời điểm góp vốn trong hoạt động

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 86 - 89)

góp vốn bằng nhãn hiệu

Theo các quy định tại Điều 47, Điều 75 LDN 2020 về vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp, có thể thấy khi chủ thể kinh doanh tiến hành thành lập doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc góp vốn. Theo quy định, thành viên công ty phải tiến hành góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, 90 ngày được hiểu là thời hạn góp vốn vào doanh nghiệp. Ngoài ra, trong mẫu Danh sách thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn, Danh sách cổ đông sáng lập và nội dung kê khai thông tin về thời điểm góp vốn trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có nội dung “Thời điểm góp vốn”. Cụ thể, LDN

"Thành viên phải góp vốn phần góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần góp vốn cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần góp vốn như đã cam kết góp".

Tuy nhiên, trong các văn bản không có quy định cụ thể về thời điểm góp vốn, không đưa ra định nghĩa về thời điểm góp vốn mà chỉ đề cập về thời điểm góp vốn tại quy định về định giá tài sản góp vốn. Việc không quy định cụ thể dẫn đến việc có hai cách hiểu khác nhau về thời điểm góp vốn:

Một là, “Thời điểm góp vốn” là thời điểm các thành viên góp vốn thực

hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cho công ty và được ghi nhận vào sổ đăng ký thành viên đối với công ty TNHH, hoặc danh sách cổ đông.

Hai là, “Thời điểm góp vốn” còn được hiểu là thời điểm ghi trên Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc có hai cách hiểu khác nhau khiến cho chủ thể kinh doanh gặp vướng mắc khi tiến hành thành lập doanh nghiệp trên thực tế. Một số doanh nghiệp không thể giảm vốn khi có thành viên không thể góp đủ vốn trong thời hạn cam kết, ví dụ như quá trình chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu gặp trục trặc, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Và khi đó, doanh nghiệp nhận góp vốn từ nhãn hiệu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.000.000 đồng (theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP). Do đó, pháp luật nên có quy định cụ thể để thống nhất cách hiểu về thời điểm góp vốn. Nên bỏ nội dung về thời điểm góp vốn trong mẫu Danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập và trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp và hiểu thống nhất về thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp

Ngoài ra, đối với hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu để công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tiếp nhận thêm thành viên mới để tăng vốn điều lệ cũng còn có nhiều bất cập. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 68 LDN 2020, công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền tiếp nhận thành viên mới thông qua hoạt động góp vốn, trong đó có góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, LDN 2020 không có quy định những thành viên mới được tiếp nhận này phải góp vốn ngay tại thời điểm được Hội đồng thành viên tiếp nhận (thông qua biên bản họp và quyết định tiếp nhận thành viên mới của Hội đồng thành viên) hay được quyền cam kết góp vốn (tức là thời điểm góp vốn sẽ được tiến hành sau thời điểm được Hội đồng thành viên tiếp nhận và công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp).

Mặt khác, Điều 47 LDN 2020 chỉ quy định thời hạn cam kết góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, quyền và nghĩa vụ của thành viên cam kết góp vốn thành lập công ty, mà không có quy định nào về việc xác định thời hạn cam kết góp vốn của thành viên mới được tiếp nhận vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cũng như quyền và nghĩa vụ mà họ được hưởng trong thời gian này. Chính điều này đã gây khó khăn cho công ty và thành viên mới được tiếp nhận, bởi công ty không biết được mình có quyền cho thành viên mới được tiếp nhận được cam kết góp vốn hay phải góp vốn ngay, nếu cam kết góp vốn thì trong khoảng thời gian là bao lâu và bắt đầu tính từ thời điểm nào, quyền và nghĩa vụ mà thành viên mới được tiếp nhận sẽ được thực hiện như thế nào trong khoảng thời gian này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)