Khái niệm về nhãn hiệu và góp vốn bằng nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 42 - 57)

2.1.1. Khái niệm nhãn hiệu

Trên thế giới hiện nay, hầu hết tất cả các mặt hàng, sản phẩm, từ loại nhu yếu phẩm hằng ngày đến các loại được xếp vào sản phẩm tiêu thụ đặc biệt dù có giá trị cao hay thấp đều được kinh doanh và phân phối trên thị trường dưới một nhãn hiệu riêng biệt. Nhãn hiệu từ đó trở thành yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng phân biệt các sản phẩm, dịch vụ và quyết định sự lựa chọn của mình đối với sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Văn bản pháp lý đầu tiên trên thế giới điều chỉnh về nhãn hiệu được ban hành bởi Quốc hội Anh dưới thời cai trị của Hoàng đế Hennry III năm 1266. Theo văn bản pháp lý này, tất cả những người làm bánh mì trong vương quốc Anh bị yêu cầu phải sử dụng nhãn hiệu riêng của họ cho các sản phẩm bánh mì trước khi bán chúng ra bên ngoài.

Tại Hoa Kỳ, hệ thống bảo hộ nhãn hiệu bao gồm hai cấp độ: Liên bang và tiểu bang. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Liên Bang (“a federal trademark registration”) sẽ được điều chỉnh theo Đạo Luật Lanham. Nhãn hiệu hàng hóa được Đạo luật Lanham định nghĩa như sau: “Thuật ngữ “nhãn hiệu” bao gồm bất kỳ từ, tên, biểu tượng, hoặc hình ảnh, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng đang được một người sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong thương mại và tiến hành nộp đơn đăng ký nhằm xác định và phân biệt hàng hoá của mình từ những hàng hóa được sản xuất hoặc được bán bởi người khác và nhằm để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, ngay cả khi nguồn gốc của chúng

nói chung sẽ được hiểu là bất kỳ từ, tên, biểu tượng, hoặc hình ảnh, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng đang được một người sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong thương mại và tiến hành nộp đơn đăng ký nhằm xác định và phân biệt hàng hoá/dịch vụ của mình từ những hàng hóa/dịch vụ của người khác và nhằm để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa/dịch vụ đó.

Định nghĩa này kết hợp hai chức năng khác nhau của nhãn hiệu: thứ nhất, chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá, và thứ hai, phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác. Hoa Kỳ cũng quy định cho các dấu hiệu dễ dàng nhận ra như từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, khẩu hiệu… là nhãn hiệu theo truyền thống thông thường. Tuy nhiên, dần dần, Hoa Kỳ đã mở rộng bảo vệ các loại nhãn hiệu không dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản phẩm, mầu sắc, âm thanh, mùi thơm… Mục 1052 đạo luật Lanham quy định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào Hệ thống đăng ký gốc nếu nó có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật: “Không có nhãn hiệu nào

mà hàng hoá của người nộp đơn có khả năng phân biệt hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng bạ gốc, trừ…”. Như vậy,

theo tinh thần của điều luật, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu [32].

Nhãn hiệu theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là “Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc của một nhóm các doanh nghiệp đó. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, chữ, số, hình, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự kết hợp các màu sắc, hình thức hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố nói trên. Nhãn hiệu chỉ được chấp nhận bảo hộ nếu nó chưa được

hoặc nhãn hiệu đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cho cùng loại sản phẩm.”

Định nghĩa tương tự về nhãn hiệu còn được thể hiện trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Được viết tắt là Hiệp định TRIPS); cụ thể tại Khoản 1 Điều 15 của Hiệp định TRIPS quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân

biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải nhìn thấy được.” (Điều 15 khoản 1 mục 2 của hiệp định TRIPS).

Trong Hiệp định Thương mại Việt Nam và Hoa kỳ, tại khoản 1 Điều 6 đưa ra khái niệm nhãn hiệu hàng hoá thông qua việc xác định các yếu tố cấu thành. Theo đó, nhãn hiệu hàng hoá được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người với hàng hoá hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hoá hoặc hình dạng của bao bì hàng hoá.

Như vậy, có thể nhận thấy hiện nay đang tồn tại nhiều cách hiểu tương đối khác nhau về nhãn hiệu, song hầu hết các cách hiểu này đều thống nhất với nhau ở một điểm quan trọng rằng nhãn hiệu là bất kỳ một dấu hiệu có khả

vụ của các chủ thể khác. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ các màu sắc đó hoặc là các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa (Điều 6 khoản 1 Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ), những dấu hiệu gắn liền với hàng hóa, dịch vụ và dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể nhất định với các chủ thể khác. Do đó, có thể kết luận rằng các dấu hiệu được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu theo pháp luật quốc tế rất rộng, bao gồm cả dấu hiệu có thể nhìn thấy được hoặc các dấu hiệu không nhìn thấy được nhưng có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác nhau.

Những dấu hiệu như thế sẽ là đặc điểm đầu tiên cho phép người tiêu dùng nhận diện được các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được đại diện bởi dấu hiệu. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để xác định những dấu hiệu đó. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), nhãn hiệu được hiểu là một dấu hiệu có tính phân biệt giúp xác định những hàng hóa hay dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi một cá nhân hay một công ty cụ thể. Cách hiểu này bắt nguồn từ thời xa xưa, khi mà những người thợ thủ công đã mô phỏng lại chữ ký hay “nhãn hiệu” của họ trên cả những sản phẩm gia dụng hay những tác phẩm nghệ thuật. Trải qua một thời gian dài, những chữ ký mô phỏng hay những nhãn hiệu thô sơ như thế đã “tiến hóa” thành những nhãn hiệu hiện đại trong các hệ thống đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu của chúng ta ngày nay. Những hệ thống này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người tiêu dùng xác định đúng và chọn mua những sản phẩm hay dịch vụ bởi vì bản chất và giá trị của nó, được chỉ ra bởi một nhãn hiệu duy nhất, đáp ứng các nhu cầu của họ [93].

tượng, thiết kế, hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau đều có thể đưa ra những yêu cầu khác nhau theo quy định của pháp luật của quốc gia mình.

Tại Việt Nam, so với lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật nhãn hiệu Hoa Kỳ, lịch sử pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng của Việt Nam chưa dài. Văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam chính thức qui định về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu là Nghị định số 175-TTg ngày 03 tháng 04 năm 1958 quy định về Thể lệ dùng nhãn hiệu Thương phẩm (sau đây được viết tắt là “Nghị định số 175-TTg”). Sau ngày Việt Nam thống nhất đất nước, các văn bản pháp luật qui định về nhãn hiệu chính thức bị bãi bỏ bởi Nghị định số 197/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ Trưởng Ban hành điều lệ về nhãn hiệu (sau đây được viết tắt là “Nghị định số 197/HĐBT”). Mặc dù các vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu đã được qui định chính thức nhưng các văn bản pháp luật đến trước năm 1989 chỉ được tồn tại theo hình thức nghị định và các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn.

Đến thời điểm này, theo Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công bố các điều ước quốc tế quan trọng qui định về nhãn hiệu mà Việt Nam đã là thành viên bao gồm: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (“Công ước Paris”), Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (“Thỏa ước Madrid”), Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (“Nghị định thư Madrid”), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (“Hiệp định TRIPS”) và Hiệp định thương mại Việt Nam

Từ những cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như dựa trên thông lệ chung của quốc tế, khái niệm về nhãn hiệu nói riêng và các vấn đề về quyền SHTT nói chung lần đầu tiên được luật hóa vào Bộ luật Dân sự 1995 và sau này được kế thừa trong Bộ Luật dân sự 2005. Cụ thể, tại Điều 785 Bộ luật dân sự 2005 quy định "Nhãn hiệu hàng hóa là

những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc ". Khi thay thế bằng BLDS 2005, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa không

còn được ghi nhận trực tiếp vào Bộ luật mới mà khái niệm chi tiết được thể hiện trong nguồn luật chuyên ngành là Luật SHTT 2005 nhưng đã thay khái niệm nhãn hiệu hàng hoá bằng khái niệm chung nhất về nhãn hiệu. Khoản 16 Điều 4 của đạo luật này quy định: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt

hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau". Trong đó, nhãn hiệu

bao gồm cả nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật SHTT như sau:

1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”.

Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu

của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới [32].

Như vậy, ngay bản thân các quy định trong Luật SHTT đã dẫn đến sự hiểu chưa thống nhất giữa quy định tại Điều 4, khoản 16 và Điều 72. Nếu theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT (giải thích từ ngữ) thì sẽ bị hiểu rằng dấu hiệu chỉ cần đáp ứng chức năng phân biệt là đủ để được đăng ký nhãn hiệu, trong khi Điều 72 chỉ chấp nhận các dấu hiệu nhìn thấy được. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước và thông lệ chung quốc tế cho thấy chỉ quy định các dấu hiệu có khả năng phân biệt được qua cả các giác quan khác nhau chứ không chỉ giới hạn khả năng nhìn thấy được của các dấu hiệu thông qua thị giác. Bởi vì, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, các công ty nước ngoài vào Việt Nam đầu tư ngày càng nhiều và như vậy, số lượng đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu ngày càng tăng. Đó là chưa kể khi trình độ dân trí càng cao thì khả năng xuất hiện những nhân tố mới là rất có thể. Ví dụ như vấn đề bảo hộ nhãn hiệu đối với dấu hiệu là âm thanh, nhãn hiệu mùi…như quy định tại Điều 18.18 của CPTPP…Do đó, NCS đề xuất xây dựng một khái niệm về nhãn hiệu trong Luật SHTT Việt Nam như sau:

“Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá,

dịch vụ của các chủ thể khác nhau không thuộc các trường hợp bị từ chối đăng ký”.

2.1.2. Khái niệm góp vốn và góp vốn bằng nhãn hiệu

2.1.2.1. Khái niệm về góp vốn

Để hiểu về khái niệm góp vốn và góp vốn bằng nhãn hiệu là gì, trước hết cần làm rõ khái niệm về vốn. Theo Từ điển tiếng Việt, vốn là tổng thể nói

chung những tài sản bỏ ra lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền, dùng trong sản xuất kinh doanh [41]. Vốn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, vì thế các quốc gia trên thế giới đều có những biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra lúc ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh [56, tr.29].

Như vậy, có thể nhận thấy, vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) muốn hoạt động hợp pháp cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp cùng hồ sơ xin đăng ký kinh doanh. "Vốn điều lệ theo pháp luật được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần" [51, khoản 29 Điều 4]. Vốn điều lệ được đưa ra theo ý chí chủ quan của các thành viên tham gia góp vốn, nhưng ý chí chủ quan này lại là sự phản ánh khách quan vì một công ty cần vốn điều lệ là bao nhiêu phụ thuộc vào ngành nghề

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 42 - 57)