Kết quả đánh giá ảnh hưởng của rủi ro đến kết quả kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 143 - 195)

Trong phần này tác giả phân tích tác động của mức độ rủi ro của ngành lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số rủi ro được đo lường hệ số beta nhưở phần trên. Các biến đo lường kết quả kinh doanh bao gồm doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuân, ROA và ROE. Tác giả chạy các mô hình với các biến kiểm soát khác nhau bao gồm mô hình đơn giản và mô hình mở rộng biến giải thích, mô hình hồi quy OLS và mô hình hồi quy các nhân tố cốđịnh (firm fixed-effects). Các mô hình cho kết quả rất giống nhau, thể hiện tính vững của mô hình. Tác giả sử dụng kết quả từ mô hình giản đơn với kiểm soát các nhân tố cốđịnh để giải thích (Bảng 4.10). Kết quả của các mô hình khác được trình bày ở phần phục lục (Bảng C.1 đến bảng C.3).

Bảng 4.10 cho thấy doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nhiểu rủi ro hơn thì có doanh thu thấp hơn. Chúng ta lưu ý là giá trị trung bình của chỉ số beta bằng 1. Nếu như chỉ số này tăng lên 10%, tương ứng vào mức giá trị tuyệt đối 0.1 thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm đi khoảng 7%. Các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nhiều rủi ro cũng có xác suất có lợi nhuận dương giảm đi và mức lợi nhuận cũng giảm. Cụ thể nếu như chỉ số rủi ro ngày tăng lên 10%, thì xác suất doanh nghiệp có lợi giảm giảm đi 0.2 điểm phần trăm và lợi nhuận giảm đi 3.5%. Các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận, ROA và ROE cũng giảm đi nếu như ngành kinh doanh của doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao hơn. Chỉ số rủi ro tăng lên khoảng 10% sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận vào khoảng 0.01 điểm phần trăm, giảm ROA khoảng 0.6 điểm phần trăm và giảm ROE khoảng 0.15 điểm phần trăm.

Kết quả trên cho thấy mức độ rủi ro là một kênh truyền dẫn tác động của giới tính của giám đốc doanh nghiệp lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có giám đốc nữ sẽ có xu hướng hoạt động ở các ngành có mức độ rủi ro thấp và mức độ rủi ro thấp dẫn tới kết quả kinh doanh tốt hơn của doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với phần tác động của giới tính lên kết quả kinh doanh và lý giải một phần nguyên nhân tại sao doanh nghiệp có giám đốc là nữ giới lại có kết quả kinh doanh bình quân tốt hơn doanh nghiệp có giám đốc là nam giới.

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lên hệ số rủi ro (mô hình các nhân tố cố định) Biến giải thích Biến phụ thuộc Log của doanh thu Doanh nghiệp có lợi nhuận (Có=1, Không=0)

Log của lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trên tài sản (ROA) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ số rủi ro -0.7008*** -0.0200*** -0.3476*** -0.0011*** -0.0064*** -0.0145*** (0.014) (0.003) (0.013) (0.000) (0.000) (0.001) Tuổi của giám đốc 0.0436*** 0.0075*** 0.0432*** -0.0001*** -0.0001*** 0.0002 (0.003) (0.001) (0.003) (0.000) (0.000) (0.000) Tuổi bình phương của giám đốc -0.0005*** -0.0001*** -0.0004*** 0.0000*** 0.0000*** -0.0000 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) Dân tộc của giám đốc (Kinh=1,

dân tộc thiểu số=0) -0.1190*** (0.024) -0.0252*** (0.005) -0.3225*** (0.022) -0.0033*** (0.000) -0.0044*** (0.000) -0.0134*** (0.001) Giám đốc là người nước ngoài -0.1290** -0.1292*** 0.3055*** -0.0024** -0.0013 0.0017

(0.057) (0.011) (0.057) (0.001) (0.001) (0.004) Giám đốc có bằng THPT hoặc

đào tạo nghề

-0.0583*** 0.0172*** -0.0964*** 0.0003 -0.0017*** -0.0043*** (0.011) (0.002) (0.010) (0.000) (0.000) (0.001) Giám đốc có bằng cao đẳng hoặc

đại học -0.0187* (0.010) -0.0201*** (0.002) 0.1494*** (0.009) -0.0002 (0.000) -0.0010*** (0.000) 0.0011** (0.000) Biến giả khu vực (thành thị=1,

nông thôn=0)

0.3134*** -0.0053** 0.2004*** -0.0044*** -0.0016*** 0.0010* (0.011) (0.002) (0.010) (0.000) (0.000) (0.001) Doanh nghiệp Nhà nước 0.0546* -0.2229*** 1.9000*** 0.0003 0.0026*** 0.0140***

(0.032) (0.006) (0.037) (0.001) (0.001) (0.002) Doanh nghiệp tư nhân 0.2577*** -0.1365*** 0.0145 -0.0151*** -0.0123*** -0.0239***

(0.013) (0.003) (0.011) (0.000) (0.000) (0.001) Công ty cổ phần -0.2065*** -0.1991*** 0.0174 -0.0164*** -0.0150*** -0.0313***

(0.016) (0.003) (0.015) (0.000) (0.000) (0.001) Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

tiếp từ nước ngoài

0.1884*** -0.2884*** 2.1346*** -0.0004 0.0076*** 0.0385*** (0.055) (0.010) (0.055) (0.001) (0.001) (0.004) Log của quy mô lao động 1.3846*** 0.1142*** 0.6469*** 0.0014*** 0.0033*** 0.0107***

(0.004) (0.001) (0.004) (0.000) (0.000) (0.000) Biến giả năm 2013 -0.0932*** -0.0189*** 0.0767*** -0.0004*** -0.0043*** -0.0109***

(0.005) (0.001) (0.005) (0.000) (0.000) (0.000) Hệ số cố định 3.8545*** 0.3365*** 1.5272*** 0.0341*** 0.0339*** 0.0603*** (0.075) (0.015) (0.072) (0.001) (0.001) (0.004) Số quan sát 380,985 380,985 227,119 373,305 376,883 376,975 R-bình phương 0.157 0.0249 0.0244 0.000514 0.00711 0.00479 Số doanh nghiệp 190,518 190,518 143,417 189,640 190,128 190,389 Sai số chuẩn vững (robust standard errors) được ghi trong ngoặc

***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Trong chương này, tác giả tiến hành tóm tắt kết quả đạt được, tìm hiểu một số nguyên nhân, từđó gợi ý các giải pháp nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan xây dựng chính sách, các hiệp hội hay tổ chức đoàn thể, những người quản lý doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò của nữ giới trong hoạt động kinh doanh cũng như trong vai trò là người quản lý doanh nghiệp.

5.1. Kết luận

Với mục tiêu là xem xét ảnh hưởng của giới tính nữđến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự chấp nhận rủi ro của các giám đốc, bằng cách sử dụng số liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp Việt nam trong 2 năm 2011 và năm 2013, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu, Luận án đã đưa ra một số kết quả chính như sau:

Thứ nhất: Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê để mô tảđặc điểm của các doanh nghiệp do phụ nữ làm giám đốc. Ở Việt Nam, khoảng 25% các doanh nghiệp do nữ giám đốc điều hành. Tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Các nữ giám đốc thường trẻ và có trình độ học vấn thấp hơn so với giám đốc nam, nhưng sự khác biệt này không đáng kể. Trình độ học vấn thấp hơn sẽ khiến cho nữ giới ít tự tin hơn vào nguồn lực con người của bản thân, làm họ không đủ tự tin để tự quyết định hay bắt đầu công việc kinh doanh. Bên cạnh đó, mặc dù yếu tố pháp lý của Việt Nam thể hiện sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, nhưng để có thể thực thi trên thực tế thì còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố truyền thống (tư tưởng Nho giáo, đề cao vai trò của nam giới, …). So với khu vực thành thị và đồng bằng, những tư tưởng truyền thống vẫn còn nặng nề ở các khu vực miền núi hay nông thôn. Điều này làm cho tỷ lệ nữ giám đốc ở khu vực nông thôn, miền núi thấp hơn hẳn so với các khu vực khác.

Khi phân chia theo ngành nghề thì tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lớn nhất là trong ngành dệt may và thương mại, đây là những ngành sử dụng nhiều lao động; và thấp nhất trong những ngành đòi hỏi sử dụng nguồn vốn lớn như nông nghiệp, khai khoáng, sản xuất và xây dựng. Nguyên nhân một phần là do sự khác nhau về sở thích công việc, nhưng phần lớn là do sự khác nhau trong việc tiếp cận nguồn vốn và sử dụng lợi nhuận như thế nào cho việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Phụ nữ thường chọn những ngành kinh doanh ít rủi ro hơn.

Khi phân chia theo quy mô doanh nghiệp (được thể hiện thông qua quy mô lao động), các doanh nghiệp do phụ nữ làm giám đốc chủ yếu là những doanh nghiệp có

quy mô siêu nhỏ và nhỏ, và chỉ có hơn 10% doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn 200 công nhân. Theo cuộc điều tra của VCCI (2012), khả năng tiếp cận đến những khoản vay tín dụng của phụ nữ và nam giới là như nhau, nhưng bản thân phụ nữ không thích đi vay, đa phần họ sử dụng nguồn vốn tự có hoặc nhờ sự hỗ trợ của gia đình. Điều này một phần ảnh hưởng đến số vốn kinh doanh của họ, ảnh hưởng đến quy mô cuẩ doanh nghiệp. Khi phân chia theo loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ nữ giám đốc cao nhất, phụ nữ ít có khả năng được quản lý các doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh phụ thuộc khá nhiều vào vấn đề phụ nữ phải chịu áp lực về gánh nặng công việc gia đình. Loại hình doanh nghiệp phải phù hợp để họ có thể linh hoạt thực hiện được cả 2 nhiệm vụ của mình: đi làm và chăm sóc con cái.

Đặc biệt, khi xét theo độ tuổi, tỷ lệ giám đốc nữ gần bằng giám đốc nam (khoảng 48%) ở những độ tuổi rất trẻ (dưới 20 tuổi), nhưng khi tuổi càng cao, thì tỷ lệ giám đốc nữ giảm mạnh rõ rệt, và tỷ lệ này bắt đầu giảm mạnh từ sau 30 tuổi (khoảng 25%) và giữổn định, ít thay đổi ở những độ tuổi cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể là do khi phụ nữ đến tuổi lập gia đình, họ đã dành nhiều thời gian và sức lực của mình cho việc chăm lo gia đình, nên họđã không còn thời gian và sức lực để dành cho việc khác, trong đó có việc tham gia vào kinh doanh.

Thứ hai: Để kiểm tra xem liệu các doanh nghiệp do nữ giới quản lý có kết quả hoạt động kinh doanh khác biệt với các doanh nghiệp do nam giới quản lý hay không, tác giả tiến hành hồi quy giới tính của giám đốc đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giới tính được đo lường bằng một biến giả, biến giả sẽ nhận 1 trong 2 giá trị, bằng 1 nếu giới tính của giám đốc là nữ và bằng 0 nếu giám đốc là nam. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua 13 biến (6 biến thể hiện khía cạnh tài chính và 7 biến thể hiện khía cạnh kinh tế - xã hội). Tác giảước lượng bằng cả phương pháp bình phương nhỏ nhất (ordinary least squares - OLS) và mô hình hồi quy tác động cố định (fixe-effects - FE). Đối với mỗi ước lượng, có những mô hình nhỏ và lớn, mỗi mô hình có số biến giải thích khác nhau. Các mô hình đều cho kết quả tương tự nhau. Tác giả sử dụng các kết quả từ mô hình tác động cốđịnh với một số lượng lớn các biến giải thích để giải thích sự khác biệt này. Cụ thể:

- Về khía cạnh tài chính: Ban đầu với mô hình 1 (chỉ có 1 biến giải thích là giới tính giám đốc) cho thấy các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có kết quả hoạt động thấp hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam. Tuy nhiên, sau khi các biến kiểm soát được thêm vào thì kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ lại trở nên tích cực: Doanh thu cao hơn; hệ số ROA và ROE cao hơn.

- Về khía cạnh kinh tế xã hội: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp về khía cạnh kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ tốt hơn hẳn các doanh nghiệp có giám đốc là nam. Các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có nhiều khả năng sử dụng lao động nữ hơn và nhiều lao động được đóng BHXH hơn. Phát hiện này hàm ý vai trò quan trọng của các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý trong việc trao quyền cho phụ nữ. Tăng cơ hội kinh tế cho phụ nữ có thể giúp chống lại nạn buôn phụ nữ và vi phạm giới (Welter và cộng sự, 2004). Các nữ giám đốc cũng được tìm thấy là họ tuân thủ việc thanh toán thuế hơn là các giám đốc nam. Các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có tỷ lệđóng thuế cao hơn, cũng như tỷ lệ phần đóng thuế trong tổng doanh thu của doanh nghiệp này cũng cao hơn. Phát hiện này ủng hộ cho lý thuyết về sự khác nhau về phong cách lãnh đạo giữa nam giới và phụ nữ. Phụ nữ đưa ra những quan điểm, phong cách làm việc độc đáo so với các đồng nghiệp nam, dẫn đến sự khác biệt về hiệu quả lãnh đạo giữa giám đốc nam và giám đốc nữ.

Thứ ba: Để phân tích nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có giám đốc là nữ và doanh nghiệp có giám đốc là nam, Luận án đã sử dụng kỹ thuật phân tích phân rã Oaxaca - Blinder. Sự khác biệt về kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và các doanh nghiệp có giám đốc là nam chủ yếu được giải thích bởi sự khác biệt trong các đặc điểm quan sát được, có một ít bằng chứng về phân biệt giới tính đối với các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý. Trong số các đặc điểm quan sát được sử dụng trong các hồi quy, sự khác biệt về tuổi, về loại hình sở hữu và ngành kinh doanh chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sự chênh lệch về kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và các doanh nghiệp có giám đốc là nam.

Thứ tư: Sự khác biệt về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có giám đốc là nữ và doanh nghiệp có giám đốc là nam có thểđược giải thích bằng các đặc điểm quan sát được (tuổi, trình độ, ngành công nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu của doanh nghiệp, …), nhưng cũng có thể là do các đặc điểm không quan sát được gây ra. Các yếu tố không quan sát được có thể là do các yếu tố truyền thống hay sự khác nhau trong việc chấp nhận rủi ro giữa nam giám đốc và nữ giám đốc. Croson và Gneezy (2009) tóm tắt các tài liệu liên quan và đưa ra một số nguyên nhân để giải thích cho sự khác biệt giới tính trong thái độđối với rủi ro giữa nam giới và nữ giới, bao gồm: cảm xúc, sự tự tin quá mức và khả năng chấp nhận thử thách. Phụ nữ có xu hướng trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ hơn nam giới và cảm xúc này có thểảnh hưởng đến hành vi của họ. Hiện tượng tự tin quá mức thường xảy ra ở nam giới, và kết quả là nam giới sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn phụ nữ. Khả năng chấp nhận thử thách của nam giới cũng

được cho là cao hơn nữ giới, trong khi đó rủi ro có thể được xem là mối đe dọa hoặc thách thức và nam giới có nhiều khả năng chấp nhận thử thách hơn phụ nữ. Sự khác biệt trong hành vi chấp nhận rủi ro giữa các giám đốc nam và giám đốc nữ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc lựa chọn chiến lược, lựa chọn ngành nghề, lựa chọn hành động, và từđó dẫn đến sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Luận án sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp Việt nam trong 2 năm 2011 và năm 2013, kết hợp với việc sử dụng hệ số beta trên các ngành được ước tính từ Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam để mô tả hệ số rủi ro của một ngành. Để ước tính sự khác biệt về giới tính trong thái độ rủi ro được đo lường bằng việc lựa chọn ngành kinh doanh chính của các doanh nghiệp.

Để kiểm tra xem liệu có sự khác biệt về sự chấp nhận rủi ro giữa các giám đốc nam và giám đốc nữ, tác giả sử dụng hồi quy tác động cốđịnh và hồi quy dữ liệu mảng. Bằng cách sử dụng hồi quy tác động cố định, tác giả thấy rằng các doanh nghiệp do nữ

giới quản lý ít có khả năng hoạt động trong các ngành có mức độ rủi ro cao. Tiếp theo, NCS phân tích tác động của mức độ rủi ro của ngành lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và thấy rằng những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có rủi ro thấp có xu hướng sẽđạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Kết quả trên cho thấy mức độ rủi ro là một kênh truyền dẫn tác động của giới tính của giám đốc doanh nghiệp lên hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có giám đốc nữ sẽ có xu hướng hoạt động ở các ngành có mức độ rủi ro thấp và mức độ rủi ro thấp dẫn tới kết quả kinh doanh tốt hơn của doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 143 - 195)