Những thành tựu và kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020.DOC (Trang 25 - 26)

5. Bố cục của đề tài

2.3.1.Những thành tựu và kết quả đạt được

Thứ nhất, chính sách cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết Trung

ương 7 khóa XII ở Việt Nam hiện nay là một cuộc cải cách mang tính cách mạng, toàn diện, đồng bộ và có tính khả thi cao. Nó là một yêu cầu tất yếu, khách quan trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. Khác với những cuộc cải cách về tiền lương trước đây, cuộc cải cách tiền lương này có nhiều cơ sở thuyết phục về lý luận và thực tiễn, cũng như lộ trình và giải pháp thực hiện phù hợp; chúng ta có thể thấy được trước về khả năng thành công của nó. Trên cơ sở đó, góp phần quan trọng tạo ra động lực thực sự để người lao động trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp cống hiến, sáng tạo và phát triển đất nước bền vững.

Thứ hai, thông qua chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam đối với cán

bộ, công chức giai đoạn 2015 - 2020 có thể nhận thấy quá trình phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận về chính sách tiền lương của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Từ chỗ cải cách chính sách tiền lương mang tính đơn lẻ, độc lập hướng đến cải cách đồng bộ, toàn diện gắn với những vấn đề/chính sách có liên quan của thể chế chính sách; từ chỗ thực hiện mang tính bị động/đối phó/chạy theo và thực hiện ngay lập tức sang thực hiện mang tính dự báo/chủ động/tích cực và thực hiện theo lộ trình; từ chỗ coi chính sách tiền lương là vấn đề thuần túy có tính chất chi phí nguồn lực sang là vấn đề đầu tư cho phát triển bền vững. Nhà nước giảm dần sự can thiệp hành chính, quản lý tiền lương thông qua quy định mức lương tối thiểu vùng là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế. Thay đổi cơ chế xác lập mức lương tối thiểu vùng, từ ấn định của Nhà nước sang dựa trên kết quả thương lượng 3 bên.

Thứ ba, thấy được những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cải cách

chính sách tiền lương của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm quan tâm và có nhiều cố gắng trong việc cải cách tiền lương cho người lao động. Ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện chính sách tiền lương, hoàn thiện cơ chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương của khu vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện nguyên tắc chỉ điều chỉnh mức lương cơ sở và ban hành chính sách, chế độ mới đối với khu vực công khi đã bố trí đủ nguồn lực.

Thứ tư, tiếp tục sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức vào đúng ngạch, bậc

lương từng bước đưa việc quản lý biên chế, quỹ lương vào nề nếp. Các ngạch công chức, viên chức của từng ngành được quy định nội dung công việc, trình độ công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung công việc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Việc áp dụng chức danh tiêu chuẩn, từng bước chuẩn hoá đội ngũ làm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch và khuyến khích cán bộ, công chức phấn đấu nâng cao trình độ nghề nghiệp, chuyên môn để có đủ điều kiện nâng ngạch cao hơn.

Thứ năm, chế độ tiền lương mới đã xác định được thang giá trị lao động,

làm tăng năng suất lao động. Bội số tiền lương được mở rộng, phụ thuộc tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thị trường và sẽ tiếp tục được mở rộng hơn phụ thuộc vào điều kiện của nền kinh tế. Cơ chế quản lý tiền lương có nhiều thay đổi phù hợp với cơ chế thị trường. Cải cách tiền lương được thực hiện theo bước đi phù hợp và đồng bộ với các chính sách xã hội khác có liên quan nên không gây ra những biến động lớn trong xã hội. Ngoài ra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội mới, chính sách đối với người có công với nước đồng bộ cùng với cải cách tiền lương đã góp phần ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020.DOC (Trang 25 - 26)