Các yếu tố tác động đến lợi suất cổ phiếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 40 - 41)

Mục này dựa vào các nghiên cứu trước đây để tìm hiểu các nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp. Từ đó, luận án đề xuất các biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình nghiên cứu được trình bày tại mục 1.5.1.1. Nhân tố thứ nhất tác động đến lợi suất cổ phiếu là hệ số beta của cổ phiếu đấy. Theo mô hình CAPM thì hệ số beta của một cổ phiếu càng cao thì cổ phiếu đấy thường có lợi suất yêu cầu càng lớn.

Nhân tố thứ hai tác động đến lợi suất cổ phiếu là quy mô của doanh nghiệp. Các công ty nhỏ được cho là có nhiều thông tin bất cân xứng hơn các công ty lớn. Do đó, nhà đầu tư khi đầu tư vào các công ty nhỏ sẽ yêu cầu một tỷ lệ lợi suất cao hơn khi đầu tư vào các công ty lớn (Gallizo và Salvador, 2006). Điều này hàm ý một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô của doanh nghiệp và lợi suất cổ phiếu. Banz (1981) cũng đề cập rằng các công ty nhỏ có lợi suất cao hơn các công ty lớn. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu thực chứng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với lợi suất cổ phiếu (ví dụ, Rahmani và cộng sự, 2006).

Nhân tố tiếp theo là đòn bảy tài chính của doanh nghiệp. Theo lý thuyết Modigliani và Miller (1958) thì một công ty có đòn bảy tài chính cao sẽ có lợi suất kỳ vọng của vốn chủ sở hữu lớn. Điều này hàm ý một mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bảy tài chính và lợi suất cổ phiếu của doanh nghiệp. Một vài nghiên cứu thực chứng đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bảy tài chính và lợi suất cổ phiếu như Bhandari (1988) và Khan và cộng sự (2013).

Nhân tố thứ tư là khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Một công ty có khả năng sinh lời cao thường được các nhà đầu tư đánh giá cao. Do đó, giá cổ phiếu của công ty có thể tăng nhanh, làm cho lợi suất cổ phiếu cũng tăng theo. Điều này hàm ý một mối

quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lời và lợi suất cổ phiếu doanh nghiệp. Nhân tố cuối cùng là cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Một công ty có nhiều cơ hội đầu tư thường có rủi ro cao và do đó nhà đầu tư khi đầu tư vào các công ty này sẽ yêu cầu một tỷ lệ lợi suất lớn. Điều này hàm ý một mối quan hệ ngược chiều giữa cơ hội đầu tư và lợi suất cổ phiếu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w