Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 31)

1.5.2.1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu

Mô hình nghiên cứu của luận án này bắt nguồn từ các mô hình nghiên cứu trước đây mà nghiên cứu tác động của một vài nhân tố đến lợi suất cổ phiếu (ví dụ, Rostami và cộng sự, 2016). Cụ thể, để nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và tính thanh khoản cổ phiếu thì luận án sử dụng mô hình hồi quy sau đây:

STOCK_RETURNit = α0 + β1STOCK_LIQUIDITYit + γCONTROLit + vit (1.1) Trong đó i và t lần lượt thể hiện công ty i và năm t. Biến phụ thuộc ở phương trình (1.1) là STOCK_RETURN đo lường lợi suất cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá trị của biến STOCK_RETURN càng lớn thì lợi suất cổ phiếu của doanh nghiệp càng lớn. Biến độc lập trong phương trình (1.1) là tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp (STOCK_LIQUIDITY). Biến này được đo bằng hệ số Amihud (AMIHUD) hoặc sự chênh lệch giá mua - giá bán cổ phiếu (QUOTED_SPREAD). Giá trị của hai biến này càng lớn thì tính thanh khoản của cổ phiếu doanh nghiệp càng thấp. Mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu được kỳ vọng trong mô hình nên hệ số của các biến đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu trong phương trình (1.1) được kỳ vọng có dấu dương (giá trị AMIHUD và QUOTED_SPREAD càng lớn thể hiện cổ phiếu càng không có tính thanh khoản). Phương trình (1.1) cũng bao

22

gồm các biến kiểm soát mà được cho là có tác động đến lợi suất cổ phiếu.1 Cụ thể, các biến kiểm soát này bao gồm hệ số beta của cổ phiếu (BETA), được đo lường dựa tren mô hình định giá tài sản vốn (Capital Assets Pricing Model - CAPM) với khung thời gian một năm. Biến kiểm soát tiếp theo là quy mô doanh nghiệp, được đo lường bằng logarit tự nhiên của giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp (ASSETS). Biến kiểm soát thứ ba là đòn bảy tài chính của doanh nghiệp (LEVERAGE), được đo lường tỷ số giữa tổng nợ chia cho giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ tư là khả năng sinh lời của doanh nghiệp (PROFITABILITY), được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Biến kiểm soát cuối cùng cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, được đo lường bằng tỷ số của giá trị thị trường cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách cổ phiếu (MTB). vit là phần dư của phương trình (1.1).

Bên cạnh việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và lợi suất của cổ phiếu, thông qua một số nghiên cứu như Hùng (2020); Uyên (2020) có thể thấy rằng thanh khoản cổ phiếu có mối liện hệ với giá trị doanh nghiệp cũng như cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này nghiên cứu tại một số doanh nghiệp điển hình cụ thể. Do vậy, nghiên cứu này tiếp tục thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp và cơ cấu vốn của doanh nghiệp đối với mẫu các doanh nghiệp Việt Nam với các mô hình cụ thể như sau:

1.5.2.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp

Luận án sử dụng mô hình sau đây để kiểm tra tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên giá trị doanh nghiệp:

TOBINQit = α0 + β1 STOCK_LIQUIDITYit + γ CONTROLit + φit (1.2) Trong đó i và t lần lượt thể hiện công ty i và năm t. Biến phụ thuộc ở phương trình (1.2) là tỷ số TobinQ. Giá trị của biến TobinQ càng cao hàm ý rằng giá trị doanh nghiệp càng lớn. Biến độc lập trong phương trình (1.2) là tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp (STOCK_LIQUIDITY). Biến này được đo bằng hệ số Amihud (AMIHUD) hoặc sự chênh lệch giá mua - giá bán cổ phiếu (QUOTED_SPREAD). Mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp được kỳ vọng nên hệ số của các biến đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu trong phương trình (1.2) được kỳ vọng có dấu âm (giá trị AMIHUD và QUOTED_SPREAD càng lớn thể hiện cổ phiếu càng không có tính thanh khoản). Phương trình (1.2) bao gồm

23

các biến kiểm soát có tác động đến giá trị doanh nghiệp.2 Cụ thể, các biến kiểm soát này bao gồm doanh thu thuần của doanh nghiệp (SALES), được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ hai là đòn bảy tài chính của doanh nghiệp (LEVERAGE), được đo lường tỷ số giữa tổng nợ chia cho giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ ba là khả năng sinh lời của doanh nghiệp (PROFITABILITY), được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Biến kiểm soát cuối cùng kiểm soát khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp (CASH_RATIO), được đo lường bằng tỷ số của tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn chia cho giá trị sổ sách của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. φit là phần dư của phương trình (1.1).

1.5.2.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và cơ cấu vốn doanh nghiệp

Luận án sử dụng mô hình hồi quy sau đây để kiểm tra tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên đòn bảy tài chính doanh nghiệp:

LEVERAGEit = α0 + β1 STOCK_LIQUIDITYit + γ CONTROLit + εit (1.3) Trong đó i và t lần lượt thể hiện công ty i và năm t. Biến phụ thuộc ở phương trình (1.3) là đòn bảy tài chính doanh nghiệp (LEVERAGE). Tương tự phương trình (1.1) và (1.2), biến độc lập trong phương trình (1.3) là tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp (STOCK_LIQUIDITY) và được đo bằng hệ số Amihud (AMIHUD) hoặc sự chênh lệch giá mua - giá bán cổ phiếu (QUOTED_SPREAD). Kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và đòn bảy tài chính doanh nghiệp được xem xét nên hệ số của các biến đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu trong phương trình (1.3) được kỳ vọng có dấu dương (giá trị AMIHUD và QUOTED_SPREAD càng lớn thể hiện cổ phiếu càng không có tính thanh khoản). Bên cạnh đó, phương trình (1.3) cũng bao gồm các biến kiểm soát mà được cho là có tác động đến đòn bảy tài chính của doanh nghiệp.3 Cụ thể, các biến kiểm soát này bao gồm doanh thu thuần doanh nghiệp (SALES), được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần của doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ hai là tỷ số giữa giá trị bất động sản, nhà máy và thiết bị chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản (FIXED_ASSET). Biến kiểm soát thứ ba là khả năng sinh lời của doanh nghiệp (PROFITABILITY), được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Biến kiểm soát tiếp theo là tỷ số giá trị thị trường của cổ phiếu chia

2 Xem mục 2.3.1.3 để biết thêm chi tiết.

24

cho giá trị sổ sách của cổ phiếu (MTB). Biến kiểm soát cuối cùng là lá chắn thuế (TAX_SHIELD), được đo lường bằng tỷ số thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay. εit là phần dư của phương trình (1.3).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w