Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thị ánh tuyết, xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 36)

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Vì vậy, một số các nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về các bệnh về nái sinh sản.

Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [11], khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy đã chỉ ra rằng: khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2003) [13] thì bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Phạm Hữu Doanh và Lưu kỷ (2003) [2] cho biết, trước khi đẻ cần lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho lợn con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú.

29

Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh khô, ẩm ướt thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu.

Theo Trần Thị Dân (2008) [3], lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100 ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh.

Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh, Trần Ngọc Bích và cs (2016) [1] đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỉ lệ 74,13%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thị ánh tuyết, xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)