Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thị ánh tuyết, xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 45)

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết, xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

- Điều tra qua sổ sách theo dõi của trại: tiến hành theo dõi và thu thập số liệu theo dõi qua sổ đẻ, báo cáo theo tuần, tháng của kỹ sư trại, trên cơ sở có chọn lọc những chỉ tiêu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp đếm, quan sát trực tiếp: hàng ngày tiến hành theo dõi, khi phát hiện có hiện tượng khác thường, tiến hành theo dõi, ghi chép một cách cẩn thận các ca bệnh. Chẩn đoán sơ bộ để đưa ra phác đồ điều trị.

3.4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trại

Quy trình chăm sóc đang được áp dụng tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết như sau:

* Quy trình chăm sóc nái đẻ.

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến từ 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, lợn phải được tắm sạch bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và sát trùng.

- Chăm sóc lợn nái: trước khi đẻ từ 5 - 7 ngày, cơ sở luôn chú trọng ngay từ khâu chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện sau:

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. + Tắm sát trùng cho lợn nái.

+ Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

+ Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng ở mức 28ºC ở ngày đẻ thứ 1, 27ºC ở ngày đẻ thứ 2, 26ºC ở ngày đẻ thứ 3 và 25ºC ở ngày đẻ thứ 4 trở đi.

+ Thường xuyên quan sát để nhận biết lợn nái trước khi 3 ngày qua các biểu hiện: Bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Đối với nái tơ thường sinh sau 2 - 3 giờ tiết sữa. Ngoài ra nái còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt.

32

- Khẩu phần ăn:

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn hỗn hợp GF08, giảm dần 1 kg/con/ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày đến ngày thứ 6. Đối với lợn nái nuôi con ngoài cho ăn cám GF08 ra thì còn cho ăn thêm 1kg/con/ngày cám GF14, có công thức tính như sau: Cám GF08 + BMD hoặc PBT4 - WAY + cám GF14, cho lợn nái ăn theo công thức này từ lúc đẻ đến khi cai sữa lợn con. Phải đảm bảo đủ nước uống cho lợn nái vì nái tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, từ 30 - 50 lít/ngày/nái.

Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.

Trước khi đẻ 7 ngày và sau khi đẻ đến 14 ngày, lợn nái được cho ăn bổ sung BMD (Bacitracin metheylene disalicylate), liều dùng 10 g/con/ngày, trộn lẫn với cám. Phòng bệnh viêm ruột hoại tử, viêm ruột tiêu chảy, viêm vú, cải thiện chuyển hoá thức ăn.

Sau khi đẻ 20 ngày, lợn nái được ăn bổ sung PBT4 - WAY, liều dùng 10g/con/ngày, trộn lẫn với cám cho lợn nái ăn. Công dụng: Tăng trọng heo con cai sữa, tăng tỷ lệ đẻ, rút ngắn thời gian chờ phối, tăng trung bình một heo con sinh ra ở lứa sau.

- Thao tác đỡ đẻ:

+ Chuẩn bị: Lồng úm, bóng điện úm cho lợn con, bột làm khô lợn con; dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ buộc. Bóng úm được bật trước khi lợn đẻ để sưởi ấm ổ úm cho lợn con.

+ Sau khi lợn mẹ đẻ, một tay cầm chắc lợn con, vuốt hết dịch, màng bọc và nhớt ở các lỗ tự nhiền, phần thân và chân lợn. Dùng khăn bằng vải mềm lau khô người lợn.

33

+ Cắt dây rốn: thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.

+ Cho lợn con vào ổ úm nhiệt độ từ 33 - 350C.

+ Trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch bầu vú lợn mẹ.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn mẹ diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

- Kỹ thuật can thiệp khi lợn đẻ khó: + Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.

Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục. Lợn mẹ kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt.

+ Cách can thiệp lợn đẻ khó:

Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

- Tiêm khi nái đẻ:

+ Vetrimoxin - LA: liều lượng 1 ml/10 kgTT/ngày, tiêm bắp, điều trị 3 ngày liên tục.

+ Catosal 10%: liều lượng 15ml/con, tiêm lúc đẻ.

+ Oxytocin: liều lượng 4ml/con, tiêm gốc hoa, điều trị 3 - 5 ngày liên tục. + Trường hợp lợn nái sốt: tiêm Diclodol, liều lượng 1 ml/15 kgTT, tiêm bắp.

* Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ.

- Một số thao tác kĩ thuật: + Mài nanh:

34

Sử dụng máy mài nanh. Thao tác: Bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).

+ Cắt đuôi:

Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod.

Bảng 3.1. Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

Ngày tuổi Điều trị

Mới đẻ ra - Trước khi cho lợn con bú sữa đầu thì cho lợn con uống IgOne-s, liều 2ml/con

1 ngày

- Mài nanh, cắt đuôi, sát trùng rốn - Tiêm amoxcol, liều 2 ml/con - Tập cho lợn con uống sữa

2 ngày - Sáng cho uống Vietsoul - PED curi, liều 2ml/con - Chiều cho uống Amoxcol, liều 2ml/con

3 ngày - Tiêm sắt(Fer - plus), liều 2 ml/con - Nhỏ cầu trùng(Pig - cox), liều 2 ml/con 4 - 5 ngày - Cho lợn con tập ăn cám

14 ngày - Tiêm vắc xin Respisure One, liều 2ml/con 14 ngày - Tiêm vắc xin Circo, liều 2ml/con

35

+ Thiến lợn đực:

Lợn đực được thiến từ 5 - 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).

Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi-lanh và thuốc kháng sinh.

Thao tác: Người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn, kéo đứt dịch hoàn, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.

+ Pha sữa cho lợn con.

Mục đích: Giúp lợn con đồng đều. Giảm stress ở lợn con. Giảm gánh nặng cho lợn mẹ, giúp lợn mẹ tái đàn nhanh hơn.

Cho lợn con uống sữa Nuklospray yoghurt một lượng nhỏ vào ngày đầu tiên, cho uống 2 lần/ ngày máng tròn, cho uống trong vòng 24 tiếng, vệ sinh máng sạch sẽ sau khi ăn xong nhằm phòng tiêu chảy cho lợn con. Cho lợn con uống bắt đầu từ một ngày tuổi đến 15 ngày tuổi, pha sữa với nước ấm có tỉ lệ như sau: 1kg sữa bột+ 2,5l nước ấm để được 3,5l sữa yoghurt.

+ Cho lợn con tập ăn cám.

Lợn con được cho ăn cám hỗn hợp GF01 từ 15 ngày tuổi cho đến khi cai sữa. Nhưng từ 5 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi lợn con được ăn thêm thuốc Ecopiglet trộn đều với cám GF01 theo tỉ lệ . Ecopiglet phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ. Ngày tập ăn 4 - 8 lần/ngày, mỗi lần ít nhất khoảng 30- 60 viên cám. Vị trí đặt máng thuận lợi cho heo con ăn ngủ nghỉ, có không gian cho lợn di chuyển quanh máng; Khi đặt máng cần gây tiếng động để lợn con chú ý; Không để thức ăn thừa trong máng cũ; Vệ sinh máng sạch sẽ hàng

36

ngày, để khô; Mỗi ô có máng ăn riêng; Lợn con giai đoạn từ 5-24 ngày tuổi tập ăn trung bình khoảng 200-350g/con.

Tập cho lợn con ăn cám sớm giúp cho lợn con có tỷ lệ đồng đều cao, giảm stress khi cai sữa; Tránh lợn con cắn bầu vú lợn mẹ hạn chế được viêm vú; Giảm tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy sau khi cai sữa.

+Vắc-xin.

Tiêm vắc xin Circo (Porcine Circovirus vaccine Type 1-Type 2 Chinera killed virus) phòng bệnh Circo (còi cọc) cho heo con, liều lượng 2ml/con, tiêm bắp.

Vắc-xin RespiSure One chứa Mycoplasma hyopneumoniae chủng P- 5722-3. Phòng bệnh viêm phổi mãn tính gây bởi Mycoplasma hyopneumoniae. Lắc đều trước khi sử dụng, tiêm gốc tai với liều 2ml/con.

- Cai sữa:

Tiến hành cai sữa đối với những đàn lợn con từ 21 ngày tuổi có khối lượng 5,5-7 kg, không mắc bệnh và có sức khỏe tốt.

3.4.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy mỗi sáng vào chuồng phải tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các chuồng để phát hiện ra những con bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị bệnh.

3.4.2.4. Vệ sinh phòng bệnh

* Vệ sinh hàng ngày

Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, trong thời gian thực tập và làm việc tại trại em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau:

37

- Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng. Sát trùng tay bằng cồn 70º và dẵm ủng qua hố nước vôi đặt ở trước cửa ra vào chuồng.

- Hàng ngày vệ sinh quét dọn đường đi lại giữa các dãy chuồng, rắc vôi bột đường đi lại; quét mạng nhện trong chuồng nuôi, tẩy rửa sàn chuồng; dọn rửa máng ăn, trút bỏ thức ăn thừa và ẩm ướt.

- Thực hiện dọn vệ sinh các ô khỏe mạnh trước, ô nào bị bệnh thì làm sau cùng. Sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho những ô bị bệnh để tránh lây nhiễm chéo cho những đàn khỏe mạnh.

- Hàng ngày tiến hành xịt gầm.

- Trong 3 tháng đầu tiên thì cứ 10 ngày tiến hành phun sát trùng và rọi vôi. Đối với 3 tháng cuối 9,10,11 thì cứ 2 ngày tiến hành phun thuốc sát trùng và rọi vôi 1 lần, rọi vôi và phun sát trùng chuồng tiến hành xen kẽ nhau.

- Quét mạng nhện trong chuồng thường xuyên.

- Cuối buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.

- Với chuồng đẻ: lợn nái sau khi cai sữa sẽ được chuyển sang chuồng bầu 1. Khi lợn con được xuất bán, các tấm đan chuồng được tháo dỡ rồi gâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong một ngày, cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan, sau đó đuổi lợn bầu vào chờ đẻ.

Chuồng nuôi được tiêu độc hàng ngày bằng nước sát trùng. Công việc sát trùng được thực hiện nhanh chóng với tỷ lệ phun hợp lý, khi phun thuốc sát trùng, thuốc ruồi, các máng ăn của lợn được để ý để không bị dính thuốc vào.

38

* Phòng bệnh bằng vắc-xin

Công tác phòng bệnh được trại thực hiện theo quy trình, nghiêm túc, đúng kỹ thuật đảm bảo lịch tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Thường tiêm vắc-xin vào buổi sáng khi trời mát, để tạo miễn dịch tốt nhất lợn được tiêm vắc xin ở trong trạng thái khỏe mạnh bình thường, không bị mắc bệnh. Lịch tiêm phòng vắc-xin cho lợn nái mang thai và lợn con theo mẹ tại trại được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn nái mang thai và lợn con theo mẹ

Loại lợn Lứa tuổi Vắc-xin

Lợn nái Tuần 10 CSF(Phòng bệnh dịch tả lợn) mang thai Tuần 12 Neocolior (Phòng bệnh E.coli)

Tháng 3-7-11 PRRS(Phòng bệnh tai xanh) Tháng 4-8-12 AD(Phòng bệnh giả dại)

Lợn con 7 ngày tuổi Respisure One(Phòng bệnh suyễn) theo mẹ 14 ngày tuổi Circo One(Phòng bệnh còi cọc)

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Qua bảng 2.3. cho thấy đàn lợn của trại ở tất cả các giai đoạn đều được tiêm phòng vắc-xin một cách nghiêm ngặt. Thực hiện tiêm phòng vắc-xin các bệnh nguy hiểm như: suyễn lợn, dịch tả lợn, tai xanh…

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thị ánh tuyết, xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 45)