Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thị ánh tuyết, xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = Σ số lợn mắc bệnh Σ số lợn theo dõi x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = Σ số lợn khỏi bệnh Σ số lợn điều trị x 100

39

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tiến hành theo dõi về tình hình chăn nuôi của trại từ năm 2019 – 6 tháng cuối năm 2020 qua số liệu trực tiếp được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Loại lợn 11/2019 (con) 5/2020 (con) 11/2020 (con) Lợn đực giống 1 1 1 Lợn nái sinh sản 119 133 148 Lợn con 2671 1389 1928 Tổng 2791 1523 2077

(Nguồn: Thống kê trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu lợn tại trại có sự thay đổi theo từng năm. Năm 2020 mặc dù thị trường chăn nuôi lợn có nhiều biến động bất lợi cho người chăn nuôi, nhưng trại chăn nuôi vẫn duy trì được số lượng đầu lợn so với những năm trước, cụ thể là số lợn đực giống tháng 11/2019 của trại là 01 con duy trì đến tháng 11/ 2020. Đối với lợn nái sinh sản cũng có sự biến động, tuy nhiên mức độ biến động không đáng kể, tháng 11 năm 2020 số lợn nái sinh sản tăng lên và đạt 148 con do đưa thêm hậu bị vào sinh sản. Đối với lợn con, tháng 11/2019 có 2791 con so với tháng 11/2020 đạt 1928 con giảm mất 734 con là do đưa thêm hậu bị vào sinh sản. Số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển ổn định. Số lượng các loại lợn của trại có sự chênh lệch rõ rệt, trong đó số lợn con là cao nhất. Lợn

40

nái tại trại được theo dõi tỉ mỉ các số liệu như: số tai, ngày phối giống, số lứa đẻ, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con sơ sinh, số con chọn nuôi, ngày cai sữa ... được ghi trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để sản xuất.

Từ kết quả trên cho thấy, quy mô chăn nuôi của trại khá ổn định. Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã rất nỗ lực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập thực tập

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020, em trực tiếp tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ qua bảng bảng.

Bảng 4.2. Kết quả theo dõi số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc Tháng Nái đẻ nuôi con

(Con)

Số lợn con đẻ ra (con)

Số lợn con cai sữa (Con) 6 33 439 418 7 21 312 286 8 20 278 265 9 12 173 156 10 30 434 412 11 32 410 391 Tổng 148 2046 1928

Kết quả bảng cho thấy, tổng số lợn nái lợn nái đẻ, nuôi con em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là 148 con. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, nái đẻ và nuôi con được thực hiện theo sự chỉ đạo của kỹ thuật tại trại. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang

41

rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt… Bên cạnh đó cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong việc chăm sóc lợn nái chửa như sau: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa, tuy nhiên lượng thức ăn cho ăn tăng phải tùy thuộc vào thể trạng của lợn mẹ; chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh và ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái cần chú ý tới các yếu tố: giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn; không nên tiêm phòng, tẩy giun sán, tắm ghẻ vào tháng chửa đầu và trước đẻ 15 ngày vì do thuốc tác động vào cơ hoành rất dễ gây sẩy thai và đẻ non. Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày lợn đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ. Vào những ngày mùa Đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm cho lợn con; đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con. Khi mài nanh, bấm đuôi cho lợn con cần sát trùng dụng cụ, tránh làm lợn bị tổn thương vì các vết thương có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. Khi tiến hành bắt lợn để tiêm thì cần nhẹ nhàng, không được đuổi bắt.

4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Để đánh giá được tình hình sinh sản của đàn lợn nái em được phân công chăm sóc và nuôi dưỡng kèm tiến hành theo dõi quá trình sinh sản của 149 lợn nái sinh sản, kết quả được trình bày ở bảng 4.3

42

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái

Tháng Số con đẻ (Con) Số con đẻ bình thường (Con) Tỷ lệ con đẻ bình thường (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (Con) Tỷ lệ đẻ phải can thiệp (%) 6 33 31 93,93 2 6,06 7 21 21 100 0 0 8 20 19 95,00 1 5 9 12 12 100 0 0 10 30 29 96,67 1 3,33 11 32 31 96,87 1 3,12 Tổng 148 143 96,62 5 3,38

Qua bảng 4.3 cho thấy: Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp thấp, trung bình là 3,38%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ. Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ô úm cho lợn con.

43

4.3. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ tại trại

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ tại tại Tháng Số nái đẻ (con) Số con đẻ ra/lứa (xmx) Số con còn sống đến cai sữa (xmx) 6 33 13,30±0,37 12,66±0,35 7 21 14,85±0,49 13,61±0,18 8 20 13,9±0,73 13,25±0,23 9 12 14,41±0,62 13±1,99 10 30 14,46±0,42 13,73±0,81 11 32 12,81±0,62 12,22±0,15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.4 có thể thấy trung bình số lợn con đẻ ra trên lứa cao nhất là vào tháng 10 với 14,46 con. Chỉ số trung bình số lợn con đẻ ra trên lứa thấp nhất là vào tháng 11 với 12,81 con.

Số con còn sống đến khi cai sữa cao nhất là vào tháng 10 với 13,73 con và thấp nhất là vào tháng 11 với 12,22 con.

Như vậy qua các chỉ số trên đánh giá được về chất lượng về quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng của lợn mẹ cũng như đối với lợn con.

4.4. Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trại

4.4.1.Biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện phương châm ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ nên khâu phòng bệnh tại trại được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh và vâṭ chủ. Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay

44

đổi cho phù hợp. Khử trùng: phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại theo định kỳ và không định kỳ bằng thuốc sát trùng.

Nguồn nước uống: Hệ thống nước sạch được nước được cung cấp bởi hệ thống giếng khoan, nước được bơm trực tiếp lên bể sau đó được khử khuẩn bằng Cloramin B. Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng bệnh. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quả khử trùng tại cơ sở

Tỷ lệ pha thuốc phun sát trùng APA Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/500 – 1/300(tương đương 2 - 3 ml/ l nước). Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Khi rọi vôi thì pha vôi sống với nước theo tỷ lệ 1kg cho 10l nước. Rắc vôi thì sử dụng vôi bột rải một lớp mỏng hành lang giữa chuồng trong chuồng; khi rắc vôi nên đi từ cuối chuồng lên, nên rải thấp tay để tránh lợn con bị sặc; khi rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe.

4.4.2. Tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Tiêm vắc-xin giúp cho lợn tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm

Nội dung công việc

Kế hoạch (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ(%) Phun sát trùng 54 47 87,03 Rọi vôi 54 40 74,07 Sát trùng hành lang

(Rắc vôi đường đi) 86 86 100

Vệ sinh chuồng (Xịt

45

phòng phải được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng lịch qui định, từ đó giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

Công tác phòng bệnh cho lợn con không chỉ cần làm tốt công tác vệ sinh mà việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển cho lợn con là rất cần thiết. Khi ra khỏi cơ thể mẹ, lợn con rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập nếu không được tiêm phòng bằng vắc-xin.

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con theo mẹ Thời gian phòng (ngày tuổi) Phòng bệnh Loại vắc xin, thuốc phòng Liều dùng (ml) Đường đưa thuốc Số con tiêm (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Mới sinh Tăng cường hệ miễn dịch IgOne-S 2 Cho uống 2046 2046 100 2 Tiêu chảy cấp VietSoul- PED curi 2 Cho uống 2046 2046 100

Tiêu chảy Amoxcol 2 Cho

uống 2046 2046 100

3 Thiếu sắt Fer-plus 2 Tiêm

bắp 2046 2046 100

Cầu trùng Pig-cox 2 Cho

uống 2046 2046 100

7 Suyễn Respisure

One 2

Tiêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bắp 2031 2031 100

14 Còi cọc Circo One 2 Tiêm

bắp 2001 2001 100

Để đề phòng các bệnh xảy ra đối với lợn con và để duy trì công tác sản xuất, đàn lợn con tại trại được tiêm phòng vắc-xin/ thuốc các bệnh sau: Lợn con trước khi cho uống sữa đầu thì cho uống IgOne - S liều 2ml/con; lợn con

46

2 ngày tuổi sáng thì cho uống VietSoul - PED curi liều 2ml/con, chiều thì cho uống amoxcol 2ml/con; lợn con 3 ngày tuổi được cho uống Pig - cox với liều 2 ml/con và được tiêm Fer - plus với liều 2 ml/con đề phòng bệnh cầu trùng và thiếu sắt. Lợn con 7 ngày tuổi và 14 ngày tuổi được tiêm phòng vắc-xin Respisure One và Circo One với liều 2 ml/con để phòng bệnh Suyễn và Còi cọc. Tiêm vắc-xin là một trong những cách làm giảm khả năng mắc bệnh của lợn con.

4.4.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn tại trại

4.4.3.1. Kết quả chẩn đoán cho lợn đàn lợn tại trại

Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán cho lợn nái Loại bệnh Số lợn nái theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Sát nhau 148 3 2,03 Viêm vú 148 2 1,35 Viêm tử cung 148 12 8,11

Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy lợn nái mà em trực tiếp theo dõi chủ yếu mắc bệnh sau: Sát nhau, viêm tử cung, viêm vú trong đó bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất 8,11% và tỷ lệ chiếm thấp nhất là viêm vú 1,35%.

Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ cao nhất, vì đây là bệnh sinh sản do nhiều nguyên nhân khác nhau như đường sinh dục hẹp, khi bào thai đi ra gây tổn thương đường sinh dục hoặc do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ mà không đảm bảo vô trùng cũng dẫn đến viêm tử cung. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn

47

đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Bảng 4.8. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Số con theo dõi (con)

Số con mắc bệnh

(con) Tỷ lệ(%)

Hội chứng tiêu chảy 2046 151 7,38

Viêm khớp 2046 14 0,68

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Trong quá trình theo dõi 2046 lợn con từ sơ sinh đến khi cai sữa, em thấy lợn mắc các bệnh là: hội chứng tiêu chảy, viêm khớp. Lợn con sinh ra nếu không được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng kỹ thuật sẽ rất dễ mắc bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất và kinh tế của trại. Biểu hiện chung của con vật khi mắc bệnh đều là ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, chán ăn, lười hoạt động, thân nhiệt cao. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, dễ thấy mỗi bệnh có các dấu hiệu nhận biết khác nhau:

Lợn con bị hội chứng tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện, giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết.

Lợn con bị viêm khớp con vật có biểu hiện các khớp chân trước, khớp chân sau, khớp háng sưng to, con vật không đi lại được.

Nguyên nhân do vệ sinh chuồng trại chưa sạch, chưa đảm bảo vệ sinh, thức ăn tập ăn cho lợn con không bảo quản cẩn thận, ẩm ướt lợn con ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra do thời tiết thay đổi, chuồng trại và nên sàn còn ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

48

4.3.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với anh kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả được trình bày trong bảng 4.9 và 4.10.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái trong thời gian thực tập

Tên bệnh Phác đồ điều trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thị ánh tuyết, xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)