thực tập
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020, em trực tiếp tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ qua bảng bảng.
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc Tháng Nái đẻ nuôi con
(Con)
Số lợn con đẻ ra (con)
Số lợn con cai sữa (Con) 6 33 439 418 7 21 312 286 8 20 278 265 9 12 173 156 10 30 434 412 11 32 410 391 Tổng 148 2046 1928
Kết quả bảng cho thấy, tổng số lợn nái lợn nái đẻ, nuôi con em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là 148 con. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, nái đẻ và nuôi con được thực hiện theo sự chỉ đạo của kỹ thuật tại trại. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang
41
rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt… Bên cạnh đó cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong việc chăm sóc lợn nái chửa như sau: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa, tuy nhiên lượng thức ăn cho ăn tăng phải tùy thuộc vào thể trạng của lợn mẹ; chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh và ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái cần chú ý tới các yếu tố: giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn; không nên tiêm phòng, tẩy giun sán, tắm ghẻ vào tháng chửa đầu và trước đẻ 15 ngày vì do thuốc tác động vào cơ hoành rất dễ gây sẩy thai và đẻ non. Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày lợn đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ. Vào những ngày mùa Đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm cho lợn con; đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con. Khi mài nanh, bấm đuôi cho lợn con cần sát trùng dụng cụ, tránh làm lợn bị tổn thương vì các vết thương có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. Khi tiến hành bắt lợn để tiêm thì cần nhẹ nhàng, không được đuổi bắt.