Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. Giới thiệu một số giống chó và đặc điểm sinh lý của chó
2.2.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán
2.2.2.1. Thân nhiệt
Thân nhiệt được đo ở trực tràng, theo Vũ Như Quán (2011) [23], ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 38 – 390C. Hồ Văn Nam (1997) [16] cho biết, trong tình trạng bệnh lý, thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ của bệnh.
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố như tuổi (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), tính biệt (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực), khi vận động nhiều hay có thai thân nhiệt của chó cũng cao hơn bình thường.
Thân nhiệt của chó trưởng thành bình thường là 38 - 38,50C, chó con là 38,5 - 390C, mùa Hè có thể tăng lên 0,20C, mùa Đông có thể giảm 0,20C. Chó con mới sinh, trong 2 tuần đầu không điều hòa được thân nhiệt, dao động từ 35,6 - 36,10C. Sau đó sẽ tăng lên 37,80C trong vòng một tuần.
Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa chất tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, gặp trong các bệnh thần
kinh bị ức chế nặng như thủy thũng não. hạ thân nhiệt ở chó biểu hiện một số triệu chứng sau: “Rùng mình, thờ ơ/trầm cảm, mất điều hòa và đồng tử giãn.” Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong bệnh cảm nắng, cảm nóng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút, do ký sinh trùng... gây nên trạng thái sốt cao.
Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [15], thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu thân nhiệt tăng 1 - 20C là sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt tăng 2 - 30C là hiện tượng sốt cao. Qua đó có thể sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức
độ tiên lượng, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu.
2.2.2.2. Tần số hô hấp (lần/phút)
Theo Trần Cừ và Cù Xuân Dần (1975) [2], tần số hô hấp là số lần thở ra, hít vào trong một phút trong lúc con vật yên tĩnh. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, giống, tuổi, tầm vóc, thời tiết, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/ phút, chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/ phút, giống chó nhỏ có tần số hô hấp từ 20 - 30 lần/ phút.
Tần số hô hấp phụ thuộc vào:
Nhiệt độ môi trường: Khi thời tiết quá nóng, chó phải thở nhanh để thải nhiệt, nên tần số hô hấp tăng.
Thời gian trong ngày: Ban đêm và sáng chó thở chậm hơn buổi trưa và buổi chiều.
Tuổi tác: Con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.
Ngoài ra những con vật khi mang thai hoặc lúc sợ hãi cũng làm tần số hô hấp tăng lên.
Ý nghĩa chẩn đoán : Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [15], ở trạng
thái bệnh lý tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tần số hô hấp tăng trong trong những bệnh làm thu hẹp diện tích hô hấp ở phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất đàn tính ở phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt động (chướng hơi dạ dày, đầy hơi ruột). Những bệnh có sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần kinh hay quá đau đớn. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh hẹp thanh khí quản (viêm, phù thũng), ức chế thần kinh (viêm não, u não, xuất huyết não, thủy thũng não); do trúng độc, chức năng thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ hoặc các trường hợp sắp chết. Trong bệnh xeton huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm của ngựa, tần số hô hấp giảm rất rõ.
2.2.2.3. Tần số tim mạch (nhịp tim)
Theo Nguyễn Tài Lương (1982) [14], tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút), khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau, sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm, nhịp mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định.
Theo Nguyễn Văn Thanh và Đỗ Thị Kim Lành (2016) [27], ở trạng thái sinh lý bình thường: Chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn 70 - 100 lần/phút.
Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 - 4 phía bên trái, tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Theo Nguyễn Tài Lương (1982) [14], tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của vật nuôi, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường có hai cơ chế điều hòa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó con có tần số tim đập lớn hơn chó già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu như: thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim cũng làm tần số tim mạch tăng lên.
Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [15], qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng toàn thân của cơ thể. Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng. Tần số mạch giảm trong trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, huyết áp tăng hay do trúng độc hại.
2.2.2.4. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2001) [7], tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào giống chó. Giống chó nhỏ thường thành thục sớm hơn giống chó to. Theo Nguyễn Hữu Nam và cs (2016) [17], thời gian thành thục của chó là: Chó đực: 8 - 10 tháng tuổi, những lần phóng tinh đầu tiên của chó đực vào lúc khoảng 8 - 10 tháng. Tuy nhiên, việc thụ tinh của chó đực có hiệu quả bắt đầu từ 10 - 15 tháng.
Chó cái: 9 - 15 tháng tuổi tùy theo giống và cá thể, có khi lên đến 24 tháng. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2015) [29], chu kỳ lên giống ở chó cái thường xảy ra mỗi năm 2 lần, trung bình khoảng 6 - 8 tháng. Thời gian động dục từ 12 - 21 ngày, giai đoạn thích hợp phối giống là từ 9 - 13 ngày sau khi có biểu hiện động dục.
2.2.2.5. Màu sắc niêm mạc
Niêm mạc là nơi những mạch máu nhỏ bộc lộ khá rõ. Theo Lê Quang Long (1997), màu sắc niêm mạc sinh lý rất dễ thay đổi lúc bị kích thích. Bình
thường cơ thể khỏe mạnh, niêm mạc có màu hồng nhạt và không thấy được các mao quản lớn. Lúc cơ thể mắc bệnh thì niêm mạc có sự thay đổi về màu sắc, hình thái và cấu tạo.
Ý nghĩa chẩn đoán
Khám niêm mạc ngoài việc biết được niêm mạc có bệnh gì, còn có thể xác định được tình trạng chung của cơ thể, tuần hoàn và thành phần máu, trao đổi khí CO2 ở phổi qua sự thay đổi của niêm mạc.
Khi chó sốt cao, tim đập nhanh và mạnh thì niêm mạc bị sưng huyết và có máu đỏ. Khi thiếu máu, niêm mạc màu trắng nhợt.
2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại Bệnh xá thú y cộng đồng
2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa
2.3.1.1. Bệnh viêm dạ dày - ruột
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hay mãn tính. Viêm ruột có thể xảy ra ở vùng ruột non hay lan ra cả vùng dạ dày và ruột già.
* Nguyên nhân gây bệnh
- Do vi rút: Parvo vi rút, Care vi rút, Corona vi rút …
- Do vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella spp, Clostridium
spp …
- Do kí sinh trùng đường ruột: Toxocara canis (giun đũa), Toxascaris
leonina (giun tròn), sán dây …
- Do các nguyên sinh động vật khác như: Giardia, Toxoplasma,
Trichomonas, cầu trùng…
-Do nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc. * Triệu chứng chủ yếu
- Tiêu chảy kèm theo triệu chứng nôn mửa khi có sự viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non. Đau đớn khi đi ỉa thì vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng. - Phân lỏng có mùi hôi, tanh khó chịu. Phân có màu xanh đậm, nâu hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ tươi thì sự xuất huyết diễn ra ở ruột già.
- Sốt là hiện tượng do nhiễm trùng.
- Quan sát thấy chó nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu do bị đau bụng.
- Có thể nghe thấy tiếng sôi bụng do nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng
đầy hơi.
- Mất nước, mất điện giải: Biểu hiện da kém đàn hồi, mắt trũng sâu. Mất máu dẫn đến niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt.
* Điều trị
Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể.
Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, Gentamicin, Tylosin, Spectylo …
Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat, NaCl 0,9%, Glucose 5% kết hợp với truyền tĩnh mạch Vitamin C.
Dùng thuốc chống nôn: Atropin sunfat, Primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.
Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: Diosmectite, Race, men tiêu hóa.
Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, Anagil C.
Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B – complex ADE, Vitamin B1, B6, B12. Liệu trình điều trị thường 3 - 5 ngày.
2.3.1.2. Bệnh do Parvo vi rút
Theo Nguyễn Như Pho (2003) [20], đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao. Tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc viêm cơ tim.
* Nguyên nhân gây bệnh
Do Canine parvo vi rút type 2 (CPV2) gây ra, chúng xâm nhập và tấn công vào mạch bạch huyết vùng hầu rồi nhân lên và phát triển trên khắp cơ thể.
- Mục tiêu cuối cùng là niêm mạc ruột và các mô bạch huyết. - Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [9], bệnh ỉa chảy do Parvo vi rút rất đa dạng nhưng có thể chia làm 3 dạng:
+ Dạng đường ruột: dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi.
+ Dạng tim: thường thấy ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán.
+ Dạng kết hợp tim - ruột: thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ.
* Triệu chứng chủ yếu
- Chó bỏ ăn, nôn.
- Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất. - Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần.
- Ỉa chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân loãng, mùi hôi tanh đặc trưng. Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi.
- Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau đó suy kiệt mà chết. * Phương pháp xác định, chẩn đoán
- Nhóm đối tượng có khả năng nhiễm Parvo vi rút cao:
Bệnh truyền nhiễm Canine parvovirus (hay còn gọi là bệnh Parvo) là bệnh viêm ruột - dạ dày có khả năng lây nhiễm cao và gây tỷ lệ tử vong lớn. Virus này thường bùng phát ở những chú cún con. Những người nuôi chó và gây giống lâu năm thường cảm thấy hoang mang khi nghi ngờ rằng một trong các chú chó của họ bị bệnh Parvo. Họ biết rằng tình hình có thể diễn biến theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng và nguy hiểm đến mức nào. Nếu chú chó của bạn bị bệnh Parvo, hãy đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức để tăng tỷ lệ sống sót. Tuy nhiên, đừng để bị nhầm lẫn vì triệu chứng mắc Parvo rất giống với triệu chứng mắc các bệnh khác của chó như nhiễm virus Corona, viêm ruột xu ấ t huy ế t do vi khu ẩ n, b ệ nh trùng c ầ u và giun móc phá ho ạ i .
Đối với chó con: Cần đặc biệt đề phòng khi chó con trong độ tuổi từ 1,5 đến 6 tháng. Đây là giai đoạn chó con dễ mắc Parvo vi rút nhất. Do giai đoạn này chó con phát triển nhanh, kéo theo việc phân chia tế bào ruột và dạ dày cao dẫn đến khả năng lây nhiễm cũng tăng rất cao. Theo số liệu thống kê, có đến 85% số ca nhiễm Parvo vi rút là chó con dưới 12 tháng tuổi. Đối với chó trên 12 tháng, khả năng nhiễm Parvo vi rút thấp hơn rất nhiều. Có thể nói nếu chó trên 1 năm tuổi, gần như đã thoát khỏi “cửa tử pravo”.
Chó sơ sinh mà chó mẹ không được tiêm phòng: bạn nên tiêm vắc - xin cho chó mẹ trước 1 tháng nếu có ý định cho sinh sản. Nếu chó mẹ không được tiêm vắc - xin, khả năng chó con bị nhiễm Parvo vi rút là rất cao.
Một số giống chó là đối tượng bị nhiễm bệnh Parvo vi rút cao. Có thể kể đến là: chó Doberman, chó Pitbull, chó Becgie – GSD, chó Akita inu, chó Shiba Inu…
- Hành vi khác thường ở chó:
Chó bị nhiễm Parvo vi rút sau quá trình ủ bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, phiền muộn. Chúng trở nên lười vận động, thờ ơ với mọi việc xung quanh và nằm liệt một chỗ không có ý định di chuyển. Bước tiếp theo chó sẽ bị đuối sức và ăn kém hoặc bỏ ăn và luôn tỏ ra mệt mòi.
Chó bị sốt: Bệnh Parvo virus cũng gây ra triệu chứng sốt cao ở chó. Nếu thân nhiệt tăng lên 40 - 41oC, có khả năng chó của bạn bị mắc Parvo vi rút.
- Chó bị nôn:
Do bệnh Parvo vi rút sẽ làm sưng và tổn thương niêm mạc dạ dày. Parvo
vi rút sẽ tấn công các tế bào dạ dày đang phân chia và phá hủy chúng. Những tác động này sẽ khiến chó bị nôn mửa.
- Kiểm tra niêm mạc miệng của chó để biết có bị mất máu nhiều không:
Parvo virus làm cho chó bị xuất huyết dạ dày và toàn bộ ruột. Điều này
nhợt nhạt hơn bình thường. Dùng tay nhấn mạnh vào lợi chó. Nếu màu lợi chó trở lại hồng hảo sau vài giây. Có nghĩa là chó đang ở trong ngưỡng an toàn. Còn không, khả năng cao chó bị mất máu do Parvo vi rút
- Kiểm tra phân chó:
Nếu chó con bị đi ngoài ra máu tươi, bị nôn ra bọt vàng kèm theo tiêu chảy ra máu. Chó ỉa ra phân nhầy, nát có máu và hình dáng khác thường. Đây là những triệu chứng rõ rệt nhất để nhận biết chó bị bệnh Parvo vi rút.
- Xét nghiệm:
Ngay sau khi phát hiện các triệu chứng trên. Cần ngay lập tức đưa chó đến bác sỹ nhanh nhất có thể. Nếu được chữa trị sớm, chó sẽ có cơ hội khỏi bệnh cao. Nhiều người nuôi chó không phát hiện kịp thời, chó đã bị nhiễm pravovirus giai đoạn cuối và không còn hy vọng cứu chữa nữa. Cách duy nhất để xác định chó có bị nhiễm bệnh pravo hay không là xét nghiệm
Xét nghiệm bằng que thử CPV: đây là phương pháp thử nhanh chóng, dễ thực hiện. Đưa que thử vào hậu môn chó. Sau vài phút nếu que thử hiện lên 2 vạch đồng nghĩa với việc chó của bạn đã nhiễm Parvo vi rút.
Kiểm tra, lấy mẫu phân chó nghi nhiễm làm phản ứng miễn dịch Elisa