Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46 - 51)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Biện pháp chăm sóc, ni dưỡng và phịng bệnh cho chó.

- Tỷ lệ tiêm phịng vắc xin cho chó được đưa đến tại Bệnh xá thú y cộng

đồng.

- Tỷ lệ mắc bệnh của chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng

- Kết quả chẩn đốn và điều trị bệnh ngồi da, bệnh đường hô hấp, bệnh

3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun

Để đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phịng vắc xin cho chó được đưa đến khám tại Bệnh xá thú y cộng đồng

Hàng ngày em tiến hành ghi chép số liệu chó được đưa đến tiêm phịng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng vào nhật ký thực tập.

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phịng trị bệnh cho chó được đưa đến khám tại Bệnh xá thú y cộng đồng

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thơng qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng bao gồm (phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ và nghe) và chẩn đoán phi lâm sàng bao gồm các phương pháp (xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm da, xét nghiệm qua que test CPV đối với bệnh Parvo vi rút) để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn thuốc điều trị, điều trị và lữu giữ hồ sơ bệnh án theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

Theo Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2015) [22], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đốn lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.

3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: quan sát, sờ, nắn, gõ và nghe

đối với các bệnh về đường hơ hấp.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đốn như: xét nghiệm máu, phân, da...

3.4.4. Phương pháp xác định và điều trị bệnh ngoài da

3.4.4.1. Phương pháp chẩn đốn một số bệnh ngồi da thường gặp ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú Y cộng đồng.

Để chẩn đốn chính xác căn bệnh, em tiến hành quan sát triệu chứng lâm sàng chung như trạng thái lông, màu của da, mùi của da, độ ẩm của da, các vết loét, đóng vẩy, da nổi mẩn, da sưng dày, và những biến đổi ở vùng da nhiễm bệnh. Đồng thời tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, cụ thể như sau:

* Bệnh mị bao lơng (Demodicosis)

Dùng dao cạo da vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh, cạo cho đến khi rướm máu. Lấy bệnh phẩm cho lên lam kính, nhỏ vào 1 - 2 giọt lactophenol và soi dưới kính hiển vi kiểm tra sự hiện diện của trứng hay

Demodex trưởng thành với vật kính 10 (x100 lần).

* Bệnh nấm da

Dùng dao cạo nhẹ vùng da bệnh và cho bệnh phẩm lên phiến kính. Với bệnh phẩm lơng, vẩy, lớp sừng đặt trên lam kính, nhỏ vài giọt dung dịch NaOH 10% sau đó hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để làm trong tổ chức. Quan sát dưới kính hiển vi tìm sợi nấm và bào tử nấm, tế bào nấm ký sinh.

* Bệnh ghẻ ngầm (Sarcoptosis)

- Cách lấy bệnh phẩm: dùng nước ấm và thuốc tím 1% rửa sạch da, cắt lơng chỗ có bệnh tích mới (giao điểm giữa chỗ da có bệnh tích và chỗ da lành, vì ghẻ thường tập trung ở đây). Dùng dao cạo thẳng vào da đến chảy máu ra là được.

- Phương pháp kiểm tra ghẻ chết trong da: đặt vẩy ghẻ lên phiến kính, cho vài giọt dầu hoả lên, ép một phiến kính khác lên cho nát vẩy. Soi kính hiển

vi để phát hiện con ghẻ đã chết.

- Phương pháp kiểm tra ghẻ sống: dùng dao sạch lấy mụn ghẻ cho vào đĩa petri, cho nước nóng 37 - 400C xâm xấp vẩy mụn, giữ nóng trong 1 - 2 giờ.

Do tác dụng của nhiệt, ghẻ sẽ bò lên mặt vẩy mụn. Cho lên phiến kính để soi kính hiển vi tìm con ghẻ.

3.4.4.2. Phương pháp điều trị một số bệnh ngồi da thường gặp ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú Y cộng đồng.

Để điều trị bệnh ngoài da cho con vật đạt hiệu quả cao, cần đưa ra phác đồ điều trị đúng bệnh phù hợp mức độ nhiễm trên da, trọng lượng và thể trạng của con vật. Phòng mạch thú y tiến hành thực hiện phác đồ như sau:

* Bệnh mị bao lơng (Demodicosis)

- Sử dụng thuốc NexGard cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó. NexGard 11 mg dùng cho chó rất nhỏ (2 - 4 kg), NexGard 28 mg dùng cho chó nhỏ (> 4 - 10 kg), NexGard 68 mg dùng cho chó kích cỡ trung bình (> 10

- 25 kg), NexGard 136 mg dùng cho chó lớn (> 25 - 50 kg). * Bệnh nấm da

- Tiến hành cạo lơng cho chó để bơi thuốc vào vùng da bị nấm. - Tiến hành vệ sinh bề mặt da cho chó bằng dung dịch cồn I-ốt lau vào vùng da bị nấm ít nhất 2 lần/ngày.

- Sử dụng sữa tắm kháng nấm để kết hợp điều trị, 3 ngày tắm 1 lần.

- Xịt thuốc trị nấm Alkin Fungikur 2 lần/ngày. * Bệnh ghẻ ngầm (Sarcoptosis)

- Sử dụng thuốc Bravecto cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó. Bravecto 112,5 mg dùng cho chó rất nhỏ (2 - 4,5 kg), Bravecto 250 mg dùng cho chó nhỏ (> 4,5 - 10 kg), Bravecto 500 mg dùng cho chó kích cỡ trung bình (> 10 - 20 kg), Bravecto 1.000 mg dùng cho chó lớn (> 20 - 40 kg), Bravecto 1.400 mg cho chó rất lớn (> 40 - 56 kg).

3.4.4.3. Phương pháp đánh giá khi khỏi bệnh

Để đánh giá con vật được coi là đã khỏi bệnh, em tiến hành quan sát trạng thái lông, da của con vật và dựa trên các chỉ tiêu như:

- Lông đã mọc đều trở lại và khơng cịn rụng.

- Da khơng cịn những triệu chứng, bệnh tích của bệnh, da đã tái tạo và phục hồi trạng thái bình thường.

- Con vật khơng cịn ngứa, gãi, cắn vào da.

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [32] và phần mềm Excel 2016.

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46 - 51)