6. Kết cấu luận văn
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Khi rủi ro xảy ra ngân hàng khó khắc phục được ngay trong thời gian ngắn, vì thế quản trị rủi ro luôn được coi là hoạt động trọng tâm của các ngân hàng vì có kiểm soát và quản lý được rủi ro thì ngân hàng mới sử dụng vốn một cách có hiệu quả dẫn đến hoạt động kinh
doanh được tối đa hóa lợi nhuận. Rủi ro tín dụng gắn với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại đó chính là hoạt động tín dụng.
Peter S.Rose (2004) cho rằng: Quản trị rủi ro là một trong những nội dung quản trị của ngân hàng thương mại bao gồm: Nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs là quá trình xây dựng và thực thi chiến lược chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng và phát triển bền vững đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. (Trần Huy Hoàng 2008)
1.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Basel II
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs bao gồm những hoạt động nhằm mục đích xây dựng hệ thống định mức để xác định rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng. Hiệp ước vốn Basel II ra đời đã giúp các ngân hàng có được nguyên tắc, tiêu chuẩn và phương pháp xác định, đo lường rủi ro, làm cơ sở để thực hiện tốt hoạt động quản lý rủi ro, hướng tới phát triển ổn định và bền vững Qua đó, các Ngân hàng có thể xây dựng nguyên tắc nhận diện rủi ro, từ đó đo lường được những rủi ro có thể mang lại khi xác định cho vay, tiếp đó Ngân hàng có thể có những biện pháp ứng xử, kiểm soát được hoạt động cho vay của mình, kịp thời xử lý những phát sinh không mong muốn.
Khái quát hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định như:
Nhận diện và đưa ra các công cụ: xác định được rủi ro có thể xảy ra, khung giải pháp đối với các rủi ro trong hoạt động cho vay.
Thiết lập môi trường tín dụng có mức rủi ro hợp lý. Nguyên tắc này yêu cầu ngân hàng định kỳ phải đưa ra chính sách rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ cơ cấu,...
Thực hiện cho vay lành mạnh. Ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh về thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản
và điều kiện cấp tín dụng...
Duy trì quá trình quản lý, đo lường đánh giá theo tiêu chuẩn, quy trình cụ thể và được công khai minh bạch. Ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các khoản vay, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của khoản vay. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề.
Đảm bảo kiểm soát đầy đủ. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: đánh giá độc lập các đề xuất tín dụng, phê duyệt rủi ro tín dụng và kiểm tra các hội đồng tín dụng, xây dựng và khuyến nghị các thông lệ và quy trình quản lý tín dụng cho các sản phẩm và hoạt động ngân hàng, xem xét các báo cáo ngoại lệ.
Đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp đối với các phản ứng tiêu cực, không mong đợi từ khoản vay đảm bảo việc xử lý các trường hợp ngoại lệ, giám sát tính trung thực của cơ sở dữ liệu tín dụng được đầy đủ khách quan, minh bạch.